Tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa chống hạm Brahmos, cực khó đánh chặn

Tiêm kích Su-30MKI và tên lửa BrahMos
Tiêm kích Su-30MKI và tên lửa BrahMos
TPO - Liên doanh nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình BrahMos giữa Ấn Độ và Nga đã có bước tiến mang tính dấu mốc, khi Không quân Ấn Độ chính thức đưa tên lửa Brahmos vào kho vũ khí trực chiến của họ.

Trong khi các phiên bản tên lửa Brahmos trang bị cho hải quân và lục quân (bắn từ tàu chiến và từ mặt đất) trước đó đã được triển khai, một phiên bản tên lửa phóng đi từ máy bay đã được phát triển để trang bị cho tiêm kích uy lực nhất của Không quân Ấn Độ, các máy bay Su-30MKI. Hơn 40 tiêm kích loại này đã được lên kế hoạch trang bị tên lửa Brahmos. Việc chính thức đưa tên lửa Brahmos vào kho vũ khí của không quân diễn ra sau một cuộc thử nghiệm hệ thống thành công hồi tháng 5, giữa lúc đang có những căng thẳng kéo dài giữa Ấn Độ và Pakistan về vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir, cũng như cuộc xung đột ngắn với Pakistan trước đó ba tháng.

Tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa chống hạm Brahmos, cực khó đánh chặn ảnh 1 Tàu chiến Type 054A trong hải quân Trung Quốc. Phiên bản đóng cho Pakistan có mã hiệu 054AP

Tên lửa hành trình BrahMos có khả năng đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3700km/h) và được trang bị mộ hệ thống dẫn bắn chính xác tiên tiến, cho phép người sử dụng chúng tấn công các mục tiêu di động, theo Military Watch.

Các báo cáo nói rằng tên lửa Brahmos, với tốc độ cao, có thể xé đôi các chiến hạm. Kết hợp tầm bắn xa, đầu đạn có sức công phá lớn, tên lửa Brahmos trở thành một mối đe dọa đối với tàu chiến của đối phương. Tốc độ và độ cơ động của tên lửa này khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn, ngay cả đối với những hệ thống phòng không tiên tiến như Aegis của Mỹ hay HHQ-16 của Trung Quốc (HHQ-16 đã được Pakistan lên kế hoạch triển khai trên các chiến hạm Type 054AP mà họ mua từ Trung Quốc.

Hệ thống BrahMos còn được đón nhận nhiệt liệt bởi khả năng thực hiện các đòn tấn công chính xác trong khi đối phương có rất ít cơ hội chuẩn bị chống đỡ. Triển khai các tên lửa hành trình chống hạm BrahMos với tư cách vũ khí diệt hạm có độ sống sót cao trên tiêm kích Su-30MKI cho phép quân đội Ấn Độ đe dọa các mục tiêu  của đối phương từ khoảng cách xa với biên giới nước này, kể cả trên biển lẫn trên không. Tên lửa BrahMos trở thành tên lửa hành trình phóng từ máy bay uy lực nhất: tốc độ và tầm bắn của nó vượt xa các tên lửa thế hệ trước, ví dụ tên lửa Scalp do Pháp sản xuất, trang bị cho các tiêm kích Rafale cũng do Pháp sản xuất, có trong biên chế không quân Ấn Độ.

Các tin tức nói một số quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm tới tên lửa BrahMos, trong đó có Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.