Béo phì
Việc thức khuya thường sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc. Việc ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị xáo trộn và mỡ thừa trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Các mô mỡ càng ngày càng dày lên trong cơ thể và gây ra tăng cân, béo phì.
Ngoài ra, việc thức khuya khiến bạn có xu hướng muốn ăn đêm, ăn vặt. Điều này càng làm vấn đề tăng cân trở nên khó kiểm soát hơn.
Tổn thương da
Từ 10-11 giờ đêm là khoảng thời gian da bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức khuya, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện tốt để làm việc và gây ra rối loạn. Từ đó, da sẽ dễ bị khô, kém đàn hồi, giảm độ săn chắc, xỉn màu, thâm sạm, xuất hiện mụn trứng cá, tàn nhang và nếp nhăn.
Thức khuya là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chị em mau già.
Giảm trí nhớ
Khi cũng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể tiếp tục duy trì trạng thái hưng phấn và đến ngày hôm sau cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nó gây ra hiện tượng chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Thức khuya thời gian dài sẽ gây suy nhược thần kinh, mất ngủ và nhiều triệu chứng bất lợi khác.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên thức khuya thường có tính tình nóng nảy, thất thường dễ nổi dận. Ngoài ra, việc ngủ muộn còn làm cơ thể đi lệch khỏi nhịp sinh học vốn có khiến nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời.
Đây cũng là lý do khiến người thức khuya phải đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp, tim mạch.
Tiểu đường
tiến sĩ Nan Hee Kim - nhà nội tiết học của bệnh viện Ansan ĐH Hàn Quốc cho biết những người thức khuya sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn trao đổi chất cao hơn 1,7 lần so với người bình thường.
Tổn thương gan
Khi bạn chìm vào giấc ngủ là lúc gan tiếp tục làm việc để giúp cơ thể bài tiết các độc tố vào ban đêm. Tuy nhiên, thói quen ngủ muộn sẽ khiến gan bị thiếu hụt máu nên quá trình bài tiết các chất độc trong cơ thể cũng bị gián đoạn. Về lâu về dài, các chất độc tích tụ lại trong cơ thể nhiều sẽ lan sang các cơ quan khác, kéo theo nhiều vấn đề bệnh tật không tốt cho sức khỏe.
Mắc bệnh dạ dày
Vừa thức khuya, vừa ăn đêm chính là thói quen mà nhiều người thường hay mắc phải, nhưng nó lại gây hại không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như dạ dày của bạn. Do dạ dày sau một ngày dài làm việc cần được nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm. Vậy nên, khi bạn tiếp diễn tình trạng ăn đêm suốt nhiều ngày sẽ khiến chức năng làm việc của dạ dày bị gián đoạn, quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ vì quá tải. Nguy hiểm hơn, nếu để thức ăn tích tụ trong dạ dày quá lâu còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Nguy cơ mắc ung thư
Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng do thường xuyên thức khuya, ngủ muộn có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của bạn. Lúc này, bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, thậm chí gặp phải căn bệnh ung thư. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe của phái nữ như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, đau bụng kinh...
Suy giảm trí nhớ
Ban ngày phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, bạn sẽ không còn muốn thức đêm khi biết những tác hại kinh khủng của nó. Một số người cho rằng thức thông đêm thì làm việc sẽ tập trung hơn bởi khi họ lầm tưởng khi thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn sẽ duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi trong việc mình đang làm. Nhưng đến ngày hôm sau, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, thiếu tập trung, phản ứng chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ. Đó chính là hậu quả của việc thức khuya dẫn đến kiệt sức. Nếu thức khuya trong một khoảng thời gian dài, sẽ gây ra một số bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Nguy cơ cao gây ra bệnh tim
Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động tim mạch. Vào ban đêm, nhip tim sẽ được hạ thấp xuống, mạch máu cũng dần hoạt đông chậm lại để cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn tiếp tục duy trì thói quen này, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bạn mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch như hạ huyết áp, đột quỵ,… Đây là một tác hại của việc thức khuya cực kỳ kinh khủng, có thể ảnh hưởng đến tính mạnh con người. Vì vậy, bạn cần phải loại bỏ và thay vào đó những thói quen tốt.
Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, vì vậy, vào khoảng thời gian này nhịp tim thường hạ, mạch máu chậm. Việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến cho nội tạng không hoạt động đúng nhịp như bình thường, nhịp tim không thể điều chỉnh được kịp thời, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Giảm thị lực
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Ngoài ra, ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh. Khi chúng ta làm việc vào ban đêm mức độ tập trung càng cao thì mắt bạn sẽ tập trung vào lượng ánh sáng này nhiều hơn. Bản chất ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được, chúng có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc.
Tổn thương do ánh sáng xanh gây ra là những tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích lũy dần theo thời gian, cuối cùng có thể gây các bệnh mắt, đặc biệt hay gặp nhất là bệnh thoái hóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Ngày nay căn bệnh thoái hóa điểm vàng đang dần trẻ hóa và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh là một tác nhân thúc đẩy bệnh phát triển sớm.