Hình ảnh của tuyến giáp giống như hình một con bướm nằm ngay ở dưới cổ. Chúng có nhiệm vụ giúp cho quá trình giải phóng các hoocmone có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi chất, nhịp tim, sự tăng trưởng, nhiệt độ bên trong và một số những vai trò khác nữa. Chính vì lẽ đó, khi tuyến giáp không còn khả năng hoạt động sẽ gây ra rất nhiệu hậu quả nghiêm trọng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay, có hai loại bệnh liên quan đến tuyến giáp chính là suy giáp và cường giáp. Trong đó, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, do tuyến giáp tự trục trặc, được gọi là suy giáp nguyên phát. Mặt khác, rối loạn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên trong não không gửi được những thông điệp quan trọng đến tuyến giáp. Điều này đã hạn chế sự kích hoạt giải phóng hoocmon tuyến giáp, đây gọi là suy giáp thứ phát. Cả hai tình trạng trên đều tạo ra các triệu chứng như tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm, nhạy cảm với cái lạnh. Mặt khác, quá trình làm việc của tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoocmone được gọi là cường giáp. Những triệu chứng thường xuyên xảy ra với người bị cường giáp chính là giảm cân, hồi hộp, khó chịu, nhạy cảm với nhiệt và nhịp tim không đều.
Nhiều nghiên cứu cho hay, trong các loại thức ăn nhanh chứa rất nhiều muối nhưng iot thì hoàn toàn không. Chính vì điều đó, khi chúng ta ăn nhiều loại thức ăn này cũng chẳng có tác dụng gì mà còn gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Có thể thấy, bệnh tuyến giáp phần lớn là do di truyền, nhưng tinh thần căng thẳng và chế độ ăn uống không phù hợp cũng gây ra những ảnh hưởng rất lớn. Sau đây là những loại thực phẩm được biết là làm trầm trọng thêm bệnh tuyến giáp vì đó là một yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của mọi người
Thức ăn nhanh
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng cho hay, chế độ làm việc của tuyến giáp cần rất nhiều iot mới có thể tạo ra hoocmon T3 và T4. Trên thực tế, cơ quan duy nhất sử dụng iot trong quá trình làm việc chỉ có mỗi tuyến giáp. Và nhiều nghiên cứu cho hay, trong các loại thức ăn nhanh chứa rất nhiều muối nhưng iot thì hoàn toàn không. Chính vì điều đó, khi chúng ta ăn nhiều loại thức ăn này cũng chẳng có tác dụng gì mà còn gây hại cho sức khỏe.
Cơ thể của bạn chỉ được cung cấp iot qua các loại muối ăn hằng ngày là chủ yếu. Còn đối với những loại thức ăn nhanh chứa lượng muối rất lớn, nhưng theo kiểm định thì đây chỉ là natri và một lượng iot hữu ích rất nhỏ.
Đường là một loại gia vị đóng vai trò quan trọng trong qua trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, chúng là một trong những loại thực phẩm được cho là kẻ thù lớn nhất đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Hằng ngày, bạn phải tiêu thụ một lượng đường khá lớn thông qua việc chế biến và sử dụng những món ăn chứa nhiều loại gia vị này. Chúng không chỉ có khả năng khiến bạn tăng cân mà còn gây viêm khắp cơ thể. Ngoài ra, loại gia vị này còn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như tiểu đường, bệnh tim và sâu răng.
Thực phẩm gluten
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay..., có khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten, khi ăn các loại thực phẩm này gây đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng.....Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang chuyển sang các sản phẩm không gluten (gluten free), có lợi cho sức khỏe. Vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý trong nội tạng có rất nhiều acid lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều acid béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Acid lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng. Ảnh minh họa: Internet
Các sản phẩm từ đậu nành không lên men
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormones của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu i-ốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Các loại rau họ cải
Đối với những ai mắc chứng thiếu iot bẩm sinh thì tốt nhất nên tránh xa những loại rau họ cải này. Quá trinh tiêu thụ các loại thực phẩm này được cho là ngăn chặng khả năng hấp thụ iot của người mắc bệnh tuyến giáp. Nhưng không vì vậy mà lo lắng, chúng ta có thể sử dụng một lượng rau an toàn khoảng 140g trong một lần ăn sẽ không gặp vấn đề gì cả. Và khi nấu ở nhiệt độ cao nhất định sẽ làm, giảm sức ảnh hưởng của các loại rau này đối với tuyến giáp.
Nội tạng động vật
Nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý trong nội tạng có rất nhiều acid lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều acid béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Acid lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Đối với những ai mắc chứng thiếu iot bẩm sinh thì tốt nhất nên tránh xa những loại rau họ cải này. Quá trinh tiêu thụ các loại thực phẩm này được cho là ngăn chặng khả năng hấp thụ iot của người mắc bệnh tuyến giáp. Ảnh minh họa: Internet
Một số lưu ý về các loại thực phẩm khác:
Nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để giúp tăng hiệu quả điều trị.
Bạn không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa vào khoảng thời gian cách xa thời điểm uống thuốc điều trị tuyến giáp.
Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffeine cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì caffeine kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Bệnh nhân tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.