Thực phẩm có thể gây ung thư vòm họng 'nhanh khủng khiếp', thèm đến mấy cũng nên hạn chế ăn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Là một trong 10 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới, ung thư vòm họng đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và trở thành một nỗi ám ảnh đối với mỗi bệnh nhân không may mắc phải.

Ung thư vòm họng thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40-65 tuổi, tuy nhiên mức độ trẻ hóa của căn bệnh này đang diễn ra mạnh mẽ, và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Ung thư vòm họng có thể bắt nguồn do nạp quá nhiều chất độc hại từ rượu bia, thuốc lá, ngoài ra tuổi cao, di truyền hoặc ăn uống quá phóng khoáng, không hợp lý lẫn không chừng mực cũng là yếu tố gây bệnh thường gặp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chính thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt xông khói, bia rượu và chất kích thích...là những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Còn theo Giáo sư Lou Peiren là Phó chủ tịch Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, giảng viên cấp cao tại khoa Tai Mũi Họng, Đại học Y Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc). Trong số gần đây tại chương trình "Góc nhìn của bác sĩ nổi tiếng", ông đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích về ung thư vòm họng.

Theo Giáo sư Lou, ung thư vòm họng đang trở nên phổ biến hơn khi tăng nhanh về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ông còn nhấn mạnh rằng, thói quen ăn uống có tác động rất lớn tới sự tăng hoặc giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Trong đó, ăn rau củ muối thường xuyên cũng là một trong những thói xấu về ăn uống hàng đầu làm tăng khả năng mắc bệnh này.

Giáo sư Lou cho biết, hiện tại có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ gây ung thư vòm họng của rau củ muối nói riêng cũng như thực phẩm ướp muối, lên men nói chung. Tuy nhiên các con số kết luận ở mỗi vùng lãnh thổ, châu lục vẫn có sự chênh lệch, chưa thống nhất. Nếu xét trung bình, chúng ta sẽ thấy được việc ăn rau củ muối thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng lên tới 7 lần.

Với nghiên cứu tại Trung Quốc gần đây nhất, ông lấy dẫn chứng về báo cáo khoa học của nhóm bác sĩ đứng đầu là Feng Haiyan (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Liễu Châu, Liễu Châu, Trung Quốc). Nghiên cứu này phân tích số liệu từ đầu những năm 2000 tới tháng 7/2021, được công bố tháng 4/2022. Kết quả cho thấy rau củ muối và cá muối làm tăng khoảng 65% nguy cơ mắc ung thư vòm họng khi ăn thường xuyên. Nhất là nếu ăn từ khi còn nhỏ tuổi hoặc rau củ muối chưa chín thì con số này sẽ tăng lên trên 70%.

Về cơ chế gây bệnh, theo Giáo sư Lou giải thích thì loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất nitrit. Sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là 1 chất gây ung thư nguy hiểm được WHO cảnh báo nhiều lần. Có thể gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư dạ dày…

Ngoài ra, còn có các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư vòm họng như:

Thịt đỏ

Thịt đỏ được coi là "ứng cử viên hàng đầu" cho danh sách thực phẩm gây ung thư vòm họng. Một mặt, thịt đỏ là nguồn chất đạm chủ yếu để nuôi sống con người. Cụ thể các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, dê, cừu,.. ngoài lượng chất đạm dồi dào còn chứa rất nhiều chất béo bão hòa. 2 thành phần có nhiều trong cơ thể sẽ làm sản sinh thêm nhiều mô ung thư ác tính ở vòm họng.

Do vậy hãy cẩn thận khi sử dụng những loại thịt đỏ được tẩm ướp chế biến sẵn như xúc xích, hot dog, thịt xông khói...bởi lượng nitrat hoặc nitrit trong các loại thực phẩm này là rất lớn, có thể khiến bạn đến gần hơn với căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng.

Nhóm thực phẩm chế biến sẵn và được đóng hộp

Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp cũng là một trong nhiều loại thực phẩm gây ung thư vòm họng.

Ưu điểm của thực phẩm đóng hộp chính là giữ được thời gian lâu hơn nhiều lần đồ ăn tươi những vấn đề là để làm được điều đó loại thực phẩm này phải được thêm nhiều loại hóa chất như chất bảo quản, chưa kể đến những thành phần gia vị muối, đường nhân tạo, chất tạo mùi, màu,…

Những chất hóa học này sẽ vĩnh viễn bám trụ trong dạ dày và cơ thể của bạn, rất khó để phân hóa và tống hết ra ngoài. Do vậy bạn sẽ nguy cơ bị ung thư vòm họng, ung thư dạ dày rất cao.

Đồ ăn để qua đêm

Đây là thói quen đại đa số ai cũng mắc phải. Thói quen bảo quản thực phẩm qua đêm, hôm sau sử dụng lại hoặc thậm chí nhiều ngày sau sẽ khiến bạn và cả gia đình có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.

Các món ăn qua đêm sẽ tạo ra nitrite, tiếp tục được chuyển hóa thành chất gây ung thư nitrite amin trong cơ thể con người. Do vậy để bảo vệ sức khỏe, bạn không nên để thực phẩm qua đêm, nếu lỡ phải bảo quản qua ngày thì bạn nên tìm hiểu cách bảo quản đúng cách để thực phẩm không bị biến chất, đe dọa sức khỏe của người sử dụng.

Rau củ quả thối, đồ ăn nấm mốc

Nếu trái cây trong nhà để lâu, nó sẽ bị thối và các vi sinh vật sinh trưởng trên các loại trái cây thối sẽ có nhiều nguy cơ tạo ra các chất có hại khác nhau trong quá trình trao đổi chất, đặc biệt là chất gây ung thư sẽ từ đó mà nhân lên nhanh chóng.

Do vậy bạn tuyệt đối không nên ăn rau củ quả khi chúng bị thối, hỏng, mốc, không nên tiếc đồ ăn mà cố sử dụng, điều này sẽ đe dọa trầm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

Nhóm thực phẩm được chế biến bằng cách chiên rán và các loại thức ăn nhanh

Nhóm thực phẩm này là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh béo phì ở những nước phát triển, nhưng không chỉ có vậy chúng còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh ung thư vòm họng.

Lý giải cho điều này là lượng chất béo trong thức ăn sẽ bị chuyển hóa tiêu cực khi được chế biến trong chảo dầu mỡ có nhiệt độ rất cao. Nhóm thức ăn nhanh mà giới trẻ giới văn phòng rất ưa chuộng thì lại chứa lượng lớn acrylamide, chất này bình thường không nguy hiểm nhưng nếu chọn cách chế biến bằng rán hoặc nướng chúng rất dễ bị chuyển hóa và có khả năng gây ung thư hóa ở vòm họng.

Làm vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng và pha chế trà

Nhiều người thích uống trà trong bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng nếu bạn không vệ sinh rửa cốc chén và dụng cụ pha trà ngay sau khi uống trà, sẽ có các vết nước trà lưu bám lại trong cốc. Những vảy trà này có chứa chì, asen và các kim loại có hại khác, chúng được xem là chất gây ung thư tồn tại trên thành dụng cụ uống trà. Vì vậy, nếu bạn uống chiếc cốc hoặc ấm trà này trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra những thay đổi bệnh lý trong các cơ quan của cơ thể, và nguy cơ ung thư vòm họng sẽ tăng lên. Do đó, các dụng cụ pha trà đều phải được làm vệ sinh sạch sẽ và kịp thời.

7 thực phẩm chống ung thư vòm họng theo các chuyên gia ung bướu và dinh dưỡng

Trà xanh

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trà xanh có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Theo các chuyên gia thì uống 2 cốc trà xanh mỗi ngày không những giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà còn giúp tinh thần bạn trở nên sảng khoái và thoải mái hơn.

Sở dĩ trà xanh có thể làm được điều đó là do trong lá trà xanh chứa EGCG – đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh và rất giàu Catechin có tác dụng ức chế được sự phát triển của các khối u.

Nghệ tươi

Trong nghệ tươi có chứa nhiều curcumin có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Đồng thời, nghệ tươi còn có khả năng giúp tiêu diệt và ngăn chặn được sự tấn công của những tế bào ung thư.

Khoai lang

Trong danh sách của 20 loại củ quả có tác dụng ức chế sự hình thành của các tế bào ung thư thì khoai lang luôn nằm top đầu. Tỷ lệ ức chế khối u của khoai lang sống là 94,4% và của khoai lang đã qua chế biến là khoảng 98,7%.

Nho

Theo như nghiên cứu thì trong nho và các chế phẩm từ nho như rượu nho đều có chứa Resveratrol - kháng ung thư hiệu quả, cụ thể là khả năng ngăn ngừa sự đột biến của những tế bào lành tính thành tế bào ung thư vòm họng.

Cà rốt

Trong cà rốt có chứa chất Acid folic - có khả năng phòng chống ung thư vòm họng hiệu quả. Đây là thực phẩm phòng chống ung thư vòm họng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt.

Bên cạnh đó thì cà rốt còn có khả năng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, những tế bào tiền ung thư cũng như gián tiếp ức chế và loại bỏ tế bào ung thư.

Tỏi và hành

Hành và tỏi là hai loại gia vị phổ biến của người Việt. Hai loại gia vị này có tác dụng ngăn ngừa và làm bài thuốc chữa được nhiều bệnh như: viêm amidan, trị ho, viêm xoang, viêm họng,… đặc biệt là ung thư vòm họng, ung thư tử cung và ung thư thận.

Bởi trong tỏi có chứa Allyl sulphur và trong hành thì giàu Flavonoid - đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa cao, có khả năng kìm hãm sự phát triển của các khối u, phòng chống và bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của các nhóm bệnh ung thư.

Quả cam, quýt

Cam, quýt đều là các loại trái cây rất gần gũi trong đời sống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước ép quýt hay cam có chứa nhiều hoạt chất có công dụng phòng chống ung thư vòm họng, trong đó không thể không kể đến Nomilin – chất có thể phân giải và giảm độc tính của những chất gây ung thư, cắt giảm chuỗi carbon dài của acid nucleic và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, trong cam, quýt còn chứa Acid ellagic và Terpene có tác dụng kích hoạt các phân tử protein trong tế bào, xâm nhập và bao vây các tế bào ung thư, lợi dụng chức năng thực bào của màng tế bào để bài trừ các chất gây ung thư ra ngoài tế bào, từ đó trở thành thực phẩm chống ung thư vòm họng mà bạn nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Một số nguyên nhân khác gây ung thư vòm họng và dấu hiệu nhận biết

Giáo sư Lou nhấn mạnh rằng, rau củ muối không phải nguyên nhân duy nhất gây ung thư vòm họng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang mắc phải rất nhiều thói quen xấu âm thầm khiến ung thư vòm họng tìm đến mà không hay.

Phổ biến như hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào, xì gà…) và uống rượu bia, ăn uống đồ quá nóng (trên 60 độ C), quan hệ tình dục bằng miệng. Những người sinh sống, làm việc trong môi trường quá ô nhiễm hay chứa chất độc hại. Ví dụ như hóa chất, sơn, bụi gỗ, ô nhiễm không khí bởi khói bụi, nhiễm phóng xạ… cũng dễ bị ung thư vòm họng hơn.

Hoặc nếu bạn bị nhiễm virus Epstein-Barr, virus papilloma (HPV 16 và HPV 18) thì tỷ lệ ung thư vòm họng là rất cao. Tỷ lệ này cũng tăng đáng kể với những người bị bệnh bẩm sinh về huyết học như thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu … Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố quan trọng trong nguy cơ ung thư vòm họng. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh này cũng cao gấp 4 lần ở nữ giới.

Thêm một điểm đáng lưu ý là dù trẻ hóa nhưng nhưng độ tuổi chính được phát hiện mắc ung thư vòm họng vẫn đang ở khoảng trung niên. Lý do là vì ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu và đặc biệt là triệu chứng không rõ ràng, dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu, dẫn tới có bệnh nhưng phát hiện muộn.

Giáo sư Lou nhắc nhở, phát hiện sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư nói chung, ung thư vòm họng nói riêng. Vì vậy, hãy đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu của bệnh như:

- Chứng ù tai: do tế bào ung thư xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường nghe tiếng ve kêu, ù tai thường xuyên.

- Hay nhức đầu: bệnh nhân thường đau âm ỉ, có khi đau thành từng cơn, triệu chứng này gây nhầm lẫn với những bệnh về não, thiếu máu, thần kinh.

- Hay ngạt mũi: có thể là ngạt một bên, chảy máu cam, xì mũi ra máu.

- Nổi hạch bất thường ở cổ: hạch nhỏ, có thể không đau, thường nổi ở góc hàm.

- Giọng nói thay đổi: Xảy ra khi khối u phát triển chèn ép dây thanh.

- Khó nuốt và đau nhức vòm họng: dù là nuốt nước bọt hay thức ăn, đều xảy ra cảm giác đau nhức do tế bào ung thư đã hiện diện ở vòm họng, làm cho quá trình nuốt thức ăn diễn ra khó khăn. Chính vì vậy, bệnh nhân hay mắc nghẹn và có hiện tượng chảy máu khi khối u phát triển.

Điều quan trọng là khi gặp phải những dấu hiệu bất thường này, nên tới bệnh viện khám ngay thay vì chủ quan mà bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

MỚI - NÓNG