Thực hư “thần dược” soda chữa đau dạ dày

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Nhiều người đang mách nhau việc uống soda như một "thần dược" để làm giảm đau dạ dày. Vậy thực hư của những thông tin này thế nào và nó có mang lại tác dụng thật sự hay còn làm cho bệnh nặng thêm?  

Bất ngờ vớ được "thần dược"

Bị căn bệnh đau dạ dày hành hạ đã gần chục năm nay nên chị Đào Thị Lan ở Hà Nội vô cùng khổ sở. Người chị cũng vì thế mà gày sọp đi, mất ngủ triền miên. Dù mới ngoài 40 tuổi nhưng ai mới gặp chị lần đầu cũng nghĩ chị phải hơn 50 tuổi. Mắc bệnh đã lâu lại thường xuyên đau đớn vì bị "dạ dày hành" nên hễ cứ nghe ai mách ở đâu có thày hay thuốc tốt để chữa căn bệnh này là chị Lan lặn lội tìm đến để mua cho bằng được.

Đông tây y đủ cả nhưng đau vẫn hoàn đau, chị Lan chỉ biết ôm bụng kêu Trời mỗi khi dạ dày lên cơn đau. Thế nhưng mấy tuần trước, khi đi bộ tập thể dục ở công viên gần nhà, chị vô tình trò chuyện và được một người bạn tập thể dục cùng chia sẻ về "thần dược" giảm đau dạ dày. 

Chị Lan vội vàng về nhà áp dụng ngay và trong vài lần uống đầu tiên, thấy cơn đau giảm thật, người khoan khoái dễ chịu hơn nên chị Lan mừng quýnh, càng tích cực dùng. Mỗi lúc thấy đau, chị lại uống soda. Vì vậy, thứ nước này như vật bất ly thân của chị. Nhưng chỉ được một thời gian, chị Lan lại thấy cơn đau xuất hiện nhiều hơn, thời gian đau cũng kéo dài hơn trước. 

Không chịu nổi cơn đau, chị Lan đến bệnh viện khám và kể cho bác sỹ nghe việc mình dùng soda để làm "thuốc giảm đau". Vị bác sỹ đã yêu cầu chị chấm dứt ngay việc làm tuỳ tiện, thiếu khoa học và vô cùng nguy hiểm này.

Tự chuốc hoạ vào thân

Theo Th.sĩ, BS Nguyễn Bạch Đằng, Học viện Quân y, soda là đồ uống ngọt có gas, chuyên dùng để giải khát và do có chứa nước và CO2, nên làm cho người ta có cảm giác như giảm cơn khát. Soda với thành phần chính là Bicarbonat natri - chất này có tác dụng tương tác với acid HCl (acid HCL có trong dịch vị dạ dày khiến cơn đau nặng thêm) tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu. 

Kết quả là quá trình này làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả  năng hoạt động của pepsin. Hay nói cách khác, nó có thể làm trung hòa lượng acid trong dạ dày, dẫn tới  làm dịu cơn đau dạ dày trong chốc lát. Chính vì thế nên khi mới dùng soda, người bị đau dạ dày sẽ thấy giảm cơn đau nên họ tưởng là chúng có ích.

 Nhưng về lâu dài, soda mang lại lợi ích thì ít mà gây hại thì nhiều. Đó là bởi Bicarbonat natri có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân. Chất này cũng chứa nhiều natri (gây ra hội chứng sữa – kiềm), đồng thời nó gây một phản hồi làm tăng tiết hormone gastrin. 

Kết quả là acid HCl lại được tiết nhiều  hơn trước nên bệnh nhân càng gặp cơn đau dạ dày thường xuyên và mức độ nặng hơn. Người bệnh càng dùng soda nhiều và dùng kéo dài càng làm cho bệnh lý dạ dày thêm trầm trọng. 

Chưa kể đến, nước sođa còn gây ra nhiều tác dụng không tốt khác. Bản chất soda không có hại nhưng kết hợp với đường, phụ gia nên gây bất lợi cho cơ thể. Chúng có thể gây ra tình trạng thừa cân béo phì, tăng khả năng bị ung thư vú, đái đường, sỏi thận, loãng xương, tăng huyết áp … Vì vậy, hãy cân nhắc mỗi khi sử dụng đồ uống  có  gas/soda nếu bạn không muốn bị mắc tất cả các bệnh kể trên.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.