Thủ tướng và 4 'tư lệnh' ngành trả lời chất vấn

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
TP - Chiều 28/10, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về việc lựa chọn 4 “tư lệnh” ngành đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14. Theo ông Phúc, việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4 trong số 5 lĩnh vực chất vấn được thực hiện bằng điện tử, đảm bảo sự khách quan, minh bạch.

Nhận được nhiều phiếu chất vấn cao nhất là lĩnh vực nội vụ, với 85% đại biểu đề nghị chất vấn. Lĩnh vực thứ hai là công thương với 82,4%; lĩnh vực NN&PTNT 78%; lĩnh vực thông tin và truyền thông 77%, cuối cùng là lĩnh vực thanh tra có 70%. Trên cơ sở lựa chọn từ cao xuống thấp, Quốc hội sẽ chọn 4 lĩnh vực, chất vấn 4 “tư lệnh” ngành là Bộ trưởng Nội vụ, Công Thương, NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông. Lĩnh vực thanh tra nhận được phiếu thấp nhất nên không nằm trong danh sách được chất vấn.

Theo ông Phúc, phương thức chất vấn lần này vẫn là “hỏi nhanh đáp gọn” như các kỳ họp trước. Thời gian chất vấn dành trọn 3 ngày (6-8/11), có phát thanh truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi. Tổng Thư ký Quốc hội nói thêm, do đây là kỳ họp cuối năm, nên sau khi các bộ trưởng trả lời, đại diện Chính phủ là Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn cuối cùng.

Thủ tướng và 4 'tư lệnh' ngành trả lời chất vấn ảnh 1 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trong phiên chất vấn kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Như Ý

Trong đó, lĩnh vực NN&PTNT được lựa chọn chất vấn nhóm vấn đề về xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp… Lĩnh vực công thương sẽ chất vấn nội dung về công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Nhóm lĩnh vực nội vụ, nội dung chất vấn xoay quanh việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nhất là việc sắp xếp cán bộ công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển; đánh giá cán bộ, công chức.

Nhóm lĩnh vực thông tin - truyền thông, với các nội dung quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, cấp, thu hồi thẻ nhà báo; công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng…

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.