TP - “Trước đây tôi đã nói khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì nay tập trung chủ yếu vào trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đây là 3 chứng chỉ cơ bản khi đề bạt bổ nhiệm cán bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ quá trình đào tạo tiếp theo”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 9/11.
TP - Chiều 28/10, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về việc lựa chọn 4 “tư lệnh” ngành đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14. Theo ông Phúc, việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4 trong số 5 lĩnh vực chất vấn được thực hiện bằng điện tử, đảm bảo sự khách quan, minh bạch.
TP - “Chúng ta muốn đổi mới thực sự, muốn tạo động lực thực sự chỉ có hiền tài mới thực hiện được. Tôi thiết tha đề nghị Quốc hội (QH) ban hành một đạo luật về thu hút trọng dụng nhân tài. Có như vậy mới thu hút nguồn lực để cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước”, ĐBQH Lê Thanh Vân nói.
TP - Thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 10/6 tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn khi quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự án luật nhắc đến.
TP - Ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Một trong những điểm mới đáng chú ý trong lần sửa đổi này là quy định về việc xử lý cán bộ về hưu có vi phạm.