Vẫn thả nổi số lượng cấp phó?

ĐB Nguyễn Mạnh Cường Ảnh: Như Ý
ĐB Nguyễn Mạnh Cường Ảnh: Như Ý
TP - Thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 10/6 tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn khi quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự án luật nhắc đến.

Cũng theo ĐB Quyền, như vậy số lượng cấp phó đã không bị khống chế cho đến khi có nghị định của Chính phủ và cũng không rõ số lượng này tăng lên hay giảm đi. Trong khi đó đây là nội dung đã được Quốc hội khóa XIII thảo luận kỹ nhằm khắc phục một thực trạng là có quá nhiều cấp phó ở các cơ quan Trung ương.

“Việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật chết ngay”, ĐB Cường cho hay.

Đồng ý trong chừng mực nào đó cần xem xét giảm số lượng đại biểu HĐND một cách hợp lý, nhưng theo cựu Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, đây là cơ quan dân cử, cần có tiếng nói rộng rãi, có sự đại diện hợp lý cho nhân dân. Vì thế, không nên chỉ nhìn vào việc giảm một ĐB thì giảm bao nhiêu kinh phí. “Tôi nghĩ rằng, đánh giá tác động như vậy là phiến diện. Mặc dù tiền của dân đóng góp từ thuế là rất quan trọng. Song, để nói việc giảm bao nhiêu tiền cho một đại biểu HĐND thì rất thiển cận và có một cái gì đó rất đau lòng”, bà Tâm nói và đề nghị phải dựa vào nguyên tắc hiệu quả của tổ chức bộ máy để tính toán chứ không phải chỉ vấn đề tiền.

Chấm dứt “đẻ” quá nhiều tổ chức bên trong

Tại phiên giải trình tiếp thu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân lý giải, việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật lần này nhằm đẩy mạnh phân cấp và ủy quyền, khắc phục tình trạng tỉnh này lên xin cơ chế, tỉnh kia lên xin cơ chế như thời gian qua. Cùng với đó, lần này sẽ đẩy mạnh việc giảm các cơ quan trung gian ở trung ương, trên cơ sở sắp xếp giảm các tổng cục, như vậy sẽ phân quyền nhiều hơn cho địa phương.

Đối với việc tổ chức lại các sở, ngành, phòng ban, theo ông Tân, lần này cũng giao cho Chính phủ quy định khung của cơ quan chuyên môn, khắc phục tình trạng giao cứng, dẫn tới nhiều địa phương không cần thiết nhưng vẫn thành lập. “Nếu muốn sáp nhập thì phải nằm trong khung của Chính phủ quy định. Những đơn vị đặc thù nếu duy trì tồn tại thì phải có tiêu chuẩn, điều kiện để thành lập, nếu không đủ thì sáp nhập vào văn phòng”, ông Tân nhấn mạnh. Bên cạnh đó, sẽ quy định biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa, nhằm khắc phục tình trạng sinh ra quá nhiều cơ cấu, tổ chức bên trong.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...