Thủ tướng Anh đưa ra 4 điều kiện để tiếp tục tham gia EU

Thủ tướng Anh, David Cameron.
Thủ tướng Anh, David Cameron.
Ngày 10-11-2015, báo chí châu Âu đưa tin, trong một công văn gửi Chủ tịch Cố vấn khối Liên minh châu Âu, Ronald Tusk, thủ tướng Anh, David Cameron lần đầu tiên đã đưa ra bốn điều kiện để nước Anh chấp nhận "ở lại" trong khối.

Tuy chỉ là bốn tiểu đề còn chung chung, bao hàm nhiều chi tiết cũng như các biện pháp thực hiện chưa được bàn thảo hay chưa được công bố, nhưng qua đó dư luận châu Âu cũng biết được gió thổi phương nào.

Bốn điều kiện chính của nước Anh là:

1. Khối Liên minh châu Âu phải bảo đảm là Anh và cả những nước không thuộc khu vực đồng Euro được quyền hoàn toàn xuất nhập thương mại vào khu vực thị trường châu Âu.

2. Củng cố khả năng cạnh tranh của khối Liên minh châu Âu.

3. Mục đích "Siết chặt thêm hàng ngũ Liên minh châu Âu" trong văn kiện hợp tác của khối, sẽ không có ứng dụng tự động cho nước Anh. Quốc hội các quốc gia thành viên phải được củng cố quyền lực.

4. Cắt giảm các trợ cấp xã hội cho công dân khối Liên minh châu Âu không sinh sống tại quốc gia gốc của mình.

Khi đưa ra bốn điều kiện này, thủ tướng Anh Cameron tuyên bố tiếp rằng, có những người cho rằng đây là "Mission impossible" ( một nhiệm vụ bất khả thi như tên một seri phim do tài tử Tom Cruise đóng), và ông "Không tin một phút" vào sự đánh giá đó, những điều kiện của ông và của nước Anh sẽ có thể đạt được.

Cũng chỉ có như thế, ông mới có cơ sở để kêu gọi dân chúng bỏ phiếu chấp thuận cho nước Anh tiếp tục tham gia trong khối Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý  đang được chuẩn bị thực hiện tại nước Anh.

Trong khi đó, vì vấn đề người di tản Trung Đông ồ ạt tràn vào châu Âu, bộ trưởng bộ Ngoại giao Luxembourg, ông Jean Asselborn lên tiếng rất lo ngại cho sự đoàn kết của khối Liên minh châu Âu, cụ thể là về hiệp ước Schengen, nền tảng của một sự tự do di chuyển trong khối đã được ký kết vào năm 1985, bãi bỏ tất cả mọi kiểm soát biên giới về lưu thông người, lưu thông hàng hóa, dịch vụ của một thị trường chung gồm 26 nước thành viên.

Ông Asselborn cho rằng giá trị của Liên minh không phải chỉ là giá trị vật chất mà còn là giá trị nhân bản, "trên cơ sở của một chủ nghĩa quốc gia sai lầm người ta có thể đưa đến một cuộc chiến tranh thật sự." Cũng theo ông, một số chính khách và đảng phái đã tận dụng chủ đề người di tản để gây lo sợ trong dân chúng và đánh lạc hướng dư luận.

Nếu hiệp ước Schengen "chết", các quốc gia mạnh ai nấy đều xây dựng lại biên giới, thiết lập lại mọi sự kiểm soát thì hậu quả tất nhiên sẽ xảy đến là sự đi xuống kinh tế trong khối. Tình hình trong khối căng thẳng đến lo ngại, theo ông Asselborn.

Theo Theo Công An TPHCM
MỚI - NÓNG