Thu chi ngân sách nhà nước 8 tháng qua ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm nay ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách 8 tháng vừa qua trên 918 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong tháng 8, thu ngân sách nhà nước ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng (giảm 48 nghìn tỷ đồng so với tháng 7); trong cùng thời gian đã chi trên 115,5 nghìn tỷ đồng (tăng chi 3,6 nghìn tỷ đồng so với tháng 7), tương đương bội chi trong tháng hơn 36,9 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm nay ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách 8 tháng vừa qua trên 918 nghìn tỷ đồng. Tức ngân sách vẫn bội thu trên 82 nghìn tỷ đồng. Trong các khoản chi, lớn nhất vẫn là chi thường xuyên (hơn 652 nghìn tỷ đồng), chi trả nợ khoảng 266 nghìn tỷ đồng, trong khi chi đầu tư vẫn giải ngân rất chậm (chỉ đạt hơn 39% dự toán).

Báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8/2021, do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 15/9 cho thấy: cân đối ngân sách nhà nước trong tháng 8 ghi nhận bội chi 15,4 nghìn tỷ đồng. Sau khi thu ngân sách tăng trong 6 tháng trước đó, thu ngân sách tháng 8 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Ðiều này thể hiện tác động của chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cũng như các hoạt động kinh tế chững lại vì dịch COVID-19. Trong khi chi thường xuyên tháng 8 tăng 90% so với cùng kỳ năm trước, do phải huy động nguồn lực để chống chọi với dịch COVID-19 và mua vắc-xin.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, do ảnh hưởng dịch COVID-19, thu nội địa có xu hướng giảm, khi tháng 4 thu được trên 115 nghìn tỷ đồng, tới tháng 8 giảm chỉ còn hơn 63 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, chỉ riêng 22 tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã chiếm khoảng 64% tổng thu ngân sách cả nước, là địa bàn trọng điểm về kinh tế và thu ngân sách, như: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm 2021, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, với tổng số tiền trên 18 nghìn tỷ đồng.

Ngân sách phòng chống dịch luôn được đảm bảo

Thông tin thêm với phóng viên Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách ngân sách nhà nước Võ Thành Hưng cho hay việc chi đã có đầu mục rõ ràng do Quốc hội quyết định phân bổ từ cuối năm trước. Theo đó, chi phòng, chống dịch bệnh phát sinh ngoài dự toán, nay phải xác định lại nguồn, cơ cấu lại thu-chi và cần được Quốc hội đồng ý.

Trong bối cảnh đó, bên cạnh chính sách giảm phí, lệ phí trước đó, Chính phủ vẫn nỗ lực để triển khai gói hỗ trợ giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân trị giá trên 21 nghìn tỷ đồng.

“Do đó, vấn đề cần bàn, để cơ cấu lại ngân sách, cắt cái gì, giảm ra sao để bù đắp vào nguồn hụt thu từ triển khai chính sách hỗ trợ, và tăng chi cho phòng, chống dịch bệnh.

Dù thế nào, nguồn lực ngân sách cho công tác phòng, chống dịch luôn được đảm bảo. Phòng, chống dịch tốt giúp kinh tế phục hồi nhanh sẽ có nguồn thu, nếu phòng, chống dịch kéo dài sẽ vừa phải tăng chi, vừa bị giảm nguồn thu”, lãnh đạo Bộ Tài chính nói.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.