Thời tiết thay đổi thất thường, chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

0:00 / 0:00
0:00
Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng như viêm phổi, viêm não, suy hô hấp,…

Vì sao trẻ hay bị nhiễm khuẩn tai mũi họng?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây ra gần 20% tổng số ca tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.

Chia sẻ về vấn đề này, BS.CKII Lâm Hoàng Yến – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc, cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan đến nhau.

Giữ vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, tai mũi, họng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và thức ăn hàng ngày và với cả các tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus. Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến thường gặp như viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang…

Nhiễm trùng tai, mũi, họng phổ biến ở đối tượng trẻ em và thường xuyên tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị dứt điểm, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm xương chũm, biến chứng nội sọ.

Thời tiết thay đổi thất thường, chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ ảnh 1

Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Ảnh minh họa

Theo BS Lâm Hoàng Yến, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Chẳng hạn, do những khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch. Theo các nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi dưới 12 tuổi có nguy cơ cao nhiễm trùng do sự chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch có liên quan đến viêm đường hô hấp thường xuyên.

Vị chuyên gia này lấy dẫn chứng, nghiên cứu đã chứng minh rằng, 57% trẻ em bị viêm đường hô hấp tái phát (ít nhất ba đợt một năm trong ít nhất 2 năm) bị thiếu một trong các kháng thể IgG và 17% bị thiếu IgA.

Thiếu kháng thể IgG khá nổi bật ở trẻ nhỏ cho thấy sự non nớt của hệ thống miễn dịch và là một trong những yếu tố có thể gây bệnh. Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch và thiếu hụt IgA được biết là có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên do vi khuẩn và virus gây ra.

Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi cộng thêm những tổn thương do Covid-19 cũng làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng.

Cách phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ

Theo BS Lâm Hoàng Yến, hiện nay, biện pháp điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến là điều trị triệu chứng và sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Đối với những nguyên nhân là virus thì việc lựa chọn điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả.

Thời tiết thay đổi thất thường, chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ ảnh 2

BS.CKII Lâm Hoàng Yến – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: BSCC

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng sử kháng sinh không cần thiết (lạm dụng quá mức) và lựa chọn điều trị kém khá phổ biến, lạm dụng liều lượng hoặc thời gian đều góp phần tạo sự đề kháng của vi khuẩn, gây độc tính có thể tránh được và tăng chi phí điều trị.

Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu có thể là virus. Nếu viêm đường hô hấp do nguyên nhân là virus, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Còn đối với nguyên nhân là vi khuẩn hiện nay mới chỉ có phế cầu là có vắc xin đặc hiệu, đây cũng là loại vi khuẩn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vắc xin có vai trò quan trọng phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng mà chưa có vaccine đặc hiệu. Đối với những chủng vi khuẩn này, ly giải vi khuẩn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng thủ.

Theo BS Lâm Hoàng Yến, ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi một hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý tai mũi họng. Với cơ chế tương tự vắc xin, có thể coi ly giải vi khuẩn là một dạng "vắc xin hô hấp" đường uống.

"Ly giải vi khuẩn vừa là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu vừa không đặc hiệu, được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm. Đặc biệt nó rất hữu ích trong việc điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính, đau thắt ngực, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa.

Đây cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và các di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và virus", BS Yến nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo các bác sĩ, vitamin C cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Một thử nghiệm liên quan đến việc bổ sung vitamin C đã được thực hiện trên đối tượng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (viêm phế quản và viêm phế quản phổi). Việc bổ sung vitamin C đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ, cha mẹ nên dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi hàng ngày. Bên cạnh đó, chủ động tiêm vaccine phòng bệnh đồng thời chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các chất cần thiết giúp tăng đề kháng chống lại bệnh tật cho trẻ.


Link gốc: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thoi-tiet-thay-doi-that-thuong-chuyen-gia-chi-cach-phong-tranh-benh-viem-duong-ho-hap-cho-tre-17224030521331868.htm?

Theo Gia đình và Xã hội
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.