Thoát ngập

TP - Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn thu phí chống ngập trên địa bàn, với mức 3.668 đồng/m2/tháng. Về đơn vị tiền, phải nói là con số rất “phong thủy”. Về đơn vị đo đếm, đó là diện tích nhà dân, công trình bị nước mưa, triều cường gây ngập úng mà không kịp thoát.

Có nghĩa, mỗi tháng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cứ phải đem tổng diện tích mình đang sở hữu hay sử dụng nhân với số tiền trên, đóng cho nhà nước để chống ngập. Với mục đích tạo tiền đề khinh phí và cơ chế để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án chống ngập trên địa bàn.

 Các chuyên gia dự báo với đà triều cường, mưa lũ chưa thể khống chế như hiện nay, thì thập kỷ tới đây tình trạng ngập lụt sẽ phủ tới 1/3 diện tích của thành phố đông dân nhất nước này. Như vậy câu chuyện không hề đơn giản. Đã và đang có hàng chục ngàn tỷ đồng chống ngập được triển khai. Trên cái đà dự tính nhu cầu chi phí phải lên tới hàng tỷ đô la. Giữa tình cảnh ngập vẫn ngập, mọi toan tính vẫn cứ loay hoay…

 Nhớ hồi năm ngoái, TPHCM đã manh nha có đề xuất thu phí thoát nước mưa với những công trình xây dựng không hết diện tích đất mà không có hệ thống thoát nước.

 Tất nhiên cả đợt trước lẫn đợt này, đề xuất thu phí ngập nước mưa, triều cường vấp phải nhiều phản biện mạnh mẽ của dư luận. Cũng như rất nhiều những đề xuất thuế, phí khác. Phần đông ý kiến cho rằng người dân cũng như nhiều tổ chức đơn thuần khác không phải là tác nhân (chính) của tình trạng ngập lụt triền miên trên.

 Những “ứ tồn đô thị” mượn chữ của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính không chỉ là những khu phố cổ, tòa nhà Pháp hay những thiết chế kiến trúc thời bao cấp trong bài toán cộng sinh hài hòa giữa không gian đô thị hiện đại. Mà thực sự những dồn ứ đô thị, như kiểu ngập lụt, triều cường, ngoài lẽ biến đổi khí hậu tự nhiên mang tính khách quan, là dồn ứ của bài toán quản lý, điều hành và điều chỉnh. Dồn ứ của tư duy. Giữa nguồn nước trời đổ xuống không thể thoát được, với rác rưởi mỗi con người mỗi ngày thải ra. Giữa quyền lợi của số đông, với lợi ích của từng nhóm người. Giữa nguyên lý về mỗi tiện lợi mình được hưởng, với trách nhiệm công dân đóng góp thuế phí… Đó là điều ai cũng dễ nhận ra, nhưng trên thực thế việc chấp nhận sao vẫn vấp phải không ít phản ứng trái chiều?

 Thế giới những ngày này vẫn đang xảy ra đủ thứ ứng xử kỳ quặc, dù đại dịch Covid-19 đang tạm lắng dần ở đa số các quốc gia. Con người có thể mãi quỳ gối trước một sai lầm nào đó mà một vài đồng loại của họ phạm phải? Bản chất ở đâu? Phân biệt chủng tộc, hay những lý do nào khác, khiến con người có những ứng xử vượt ngưỡng? Sự dồn ứ của tư duy và hành vi giữa thời đại đang vắng bóng tư những tưởng lớn đủ sức dẫn đạo nhân loại, nhiều khi gây ra những ứng xử lẫn khó xử không dễ lý giải.

 Quy luật thiên nhiện và ứng xử của con người dù tuân theo quy luật vận hành xã hội, đôi khi lại tạo ra sự dồn ứ. Khi còn đó không ít điểm nghẽn, mà thực sự muốn thoát ngập tư duy vẫn không ngoài khả năng giải quyết của chính con người lẫn cỗ máy do mình tạo ra.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?