Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không rút quân khỏi Iraq

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: AP.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: AP.
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/12 tuyên bố nước này sẽ không rút hàng trăm binh sĩ ra khỏi một căn cứ tại miền bắc Iraq, bất chấp Baghdad ra tối hậu thư cho cho Ankara rút quân trong vòng 48 giờ.

Một quan chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai tuyên bố rằng Ankara sẽ không rút số quân từ 150 đến 300 binh sĩ, được yểm trợ bởi 20 xe tăng. Số binh lính này được cử đến căn cứ tại vùng Bashiqa, gần thành phố Mosul hiện đang bị lực lượng Hồi giáo tự xưng IS kiểm soát tại Iraq.

“Chúng tôi hy vọng họ vẫn ở lại mặc dù điều này còn tùy thuộc vào tình hình đàm phán”, vị quan chức giấu tên cho hay.

Trong khi đó, cùng ngày Baghdad cảnh báo rằng thời hạn chót để Ankara rút quân đang đến gần. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nêu rõ: “Chỉ còn lại 24 giờ đồng hồ trong thời hạn chót 48 giờ mà phía Iraq đưa ra nhằm yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải rút các xe tăng và số binh lính khỏi căn cứ gần thành phố Mosul”.

Ông Abadi cũng tới thăm trụ sở Không quân Iraq và tuyên bố rằng: “Chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền đất nước”. “Không quân phải có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Iraq và các khu vực biên giới trước bất cứ thách thức nào”, Thủ tướng Abadi cho hay.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua với đồng cấp Đức, ông Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari tuyên bố yêu cầu rút quân chỉ áp dụng đối với số binh lính mới được phái đến gần đây và không áp dụng đối với các đào tạo viên của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn hợp tác với lực lượng ở miền bắc Iraq.

“Các cố vấn là một vấn đề hoàn toàn khác. Có nhiều cố vấn đến từ một số quốc gia và chúng tôi chỉ chấp thuận nguyên tắc cố vấn chứ không chấp nhận lính bộ binh triển khai tới lãnh thổ Iraq”, ông Jaafari nêu rõ.

Chính phủ Iraq cho biết Iraq chưa bao giờ mời lực lượng như vậy và sẽ đưa vụ này lên Liên hợp quốc nếu như Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân.

Cũng trong ngày hôm qua, ông Abadi còn cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dính líu đến buôn dầu lậu của IS.

Washington, đứng đầu liên quân trong đó gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả rập và các cường quốc châu Âu như Anh và Pháp nhằm tiêu diệt IS, đã hối thúc Ankara và Baghdad giải quyết bế tắc. Mỹ cho biết không ủng hộ việc phái quân tới Iraq mà không được Baghdad chấp thuận.

Sự hiện diện binh lính Thổ Nhĩ Kỳ là một sự khó xử đối với Thủ tướng Iraq Haidar Abadi, người đang chịu áp lực lớn từ các nhóm chính trị Hồi giáo dòng Shi'ite do Iran hậu thuẫn. Ông Abadi đã hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút ra khỏi Iraq.

Các nhà phân tích chính trị coi việc triển khai binh lính của Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quân đội lớn hàng thứ 2 trong khối NATO, tới miền bắc Iraq là để khẳng định tầm ảnh hưởng của nước này trước sự tăng cường can thiệp của Nga và Iran vào tình hình Syria và Iraq.

“Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ muốn chứng tỏ lập trường trước Nga và Iran rằng Moscow và Ankara không được phép dùng cuộc chiến Syria và Iraq như những sân khấu chiến tranh dành cho riêng họ”, Aydin Selcen, nguyên tổng lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ tại Erbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd của Iraq, nói.

Hôm thứ Năm tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã phái nhiều xe tăng và các xe chở binh lính có trang bị vũ khí tới căn cứ gần vùng lãnh thổ do lực lượng người Kurd tại Iraq kiểm soát và tiếp giáp thành phố Mosul, phía bắc Iraq, do IS chiếm giữ. Ankara cho biết việc phái quân đến đó nhằm hỗ trợ bảo vệ chương trình đào tạo gần khu tiến tuyến.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.