Thịt gà: Bảo quản, chế biến và ăn kiểu này có thể thành 'thuốc độc'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thịt gà là thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng và rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu ăn thịt gà chưa nấu chín hoặc bị ô nhiễm, bạn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt đối với một số người có bệnh ăn thịt gà có thể gây hại khôn lường cho cơ thể.

Theo chuyên gia Bùi Hồng Minh, trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.

Sở dĩ người Việt ưa chuộng thịt gà vì chúng có hương vị thơm ngon và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thậm chí lượng đạm trong thịt gà còn cao gấp nhiều lần lượng đạm có trong thịt bò và thịt heo, trong khi lượng mỡ lại thấp hơn hẳn.

Theo phân tích, 100g thịt gà mái cung cấp 20,3g protid, 13,1g lipid, 12mg Ca; 200mg P; 1,5mg Fe, 200 calo và hàm lượng cao các chất vitamin khác.

Tuy nhiên, thịt gà lại kỵ với một số thực phẩm vì trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do thịt gà

Tuy là thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng gà sống thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella, nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.

Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp.

Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong trường hợp đã sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.

Biểu hiện ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Campylobacter

Những người bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter thường bị tiêu chảy (thường có máu), sốt và co thắt dạ dày. Ngoài ra có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng một tuần. Một số người gặp phải các biến chứng như hội chứng ruột kích thích, tê liệt tạm thời và viêm khớp.

Ở những người có hệ miễn dịch yếu như những người bị rối loạn máu, bị AIDS hoặc đang điều trị bằng hóa trị, vi khuẩn Campylobacter nhiễm vào máu và gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Biểu hiện ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn.

Bệnh nhân thường bị đau bụng co thắt, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, có dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng), phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), người Việt thường thích kết hợp thịt gà với các loại thực phẩm khác nhau để làm tăng hương vị món ăn. Tuy nhiên, nếu dùng thịt gà với một số thực phẩm đại kỵ sẽ làm người bệnh dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Sau đây là những loại thực phẩm không nên kết hợp với thịt gà, tránh gây các tác dụng phụ:

Rau cải: Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.

Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí... Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.

Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Rau răm: Trong Đông y, rau răm vị cay, mùi thơm đặc trưng, không có độc, có công dụng kích thích tiêu hóa, điều trị chứng đau bụng lạnh, đầy hơi, chữa bệnh phù thũng, bí tiểu. Đồng thời, chúng có thể loại bỏ một số độc tố nguy hiểm có trong tôm, cá, hỗ trợ điều trị rắn cắn, bệnh trĩ và chàm ghẻ.

Nhiều người thường ăn rau răm sống để làm ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, tuy nhiên không được dùng quá nhiều vì sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, rau răm khi kết hợp cùng thịt gà sẽ hình thành một số loại độc tố, gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.

Cá chép: Theo Đông y, thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi.

Tỏi và hành sống: Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này.

Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.

Kinh giới: Thịt gà không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), những người có chứng bệnh phong cần phải kiêng ăn thịt gà vì loại thịt này hay động phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Đó là lý do nhiều người thường nói ăn thịt gà độc.

Muối vừng: Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè, và rau thơm): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nếu chẳng may ăn phải, có các triệu chứng trên thì nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Thịt chó: Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu bị, uống nước cam thảo sẽ khỏi.

Cơm nếp: Kiêng ăn thịt gà với cơm nếp vì thịt gà ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít). Cách chữa lấy nắm cơm nếp đốt cháy ăn sẽ khỏi.

Tôm: Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn.

Những người cần hạn chế ăn thịt gà

Người bị xơ gan

Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.

Người bị viêm khớp

Viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Những người có vấn đề về tiêu hóa

Thịt gà có rất nhiều dưỡng chất nhưng những người có vấn đề về tiêu hóa nên phải tránh xa thực phẩm này. Bởi ăn quá nhiều thịt gà rất khó tiêu. Ngay cả với người bình thường khi tiêu thụ thịt gà quá mức cũng đã khiến bộ máy tiêu hóa phải mất nhiều giờ để làm việc, vừa gây khó chịu cho cơ thể. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa.

Người huyết áp cao, bệnh tim mạch

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong y học hiện đại trong da gà nhiều mỡ, colesteron nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt là da gà.

Người sau mổ

Người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da. Tuy nhiên cũng còn do cơ địa của từng người.

Người bị vết thương hở

Do thịt gà có tính nóng nên rất dễ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Những vết mưng mủ đó sẽ khiến da lâu lành và dễ viêm nhiễm.

Các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại những vết sẹo lồi với các kích cỡ khác nhau. Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất nên tránh thịt gà để hạn chế khả năng để lại sẹo trên da.

Người táo bón, khó tiêu

Nếu ăn thịt gà thường xuyên có thể khiến táo bón, khó đi ngoài.

Người bị thủy đậu

Người bị bệnh thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà nhất là phần da gà bởi nó rất dễ gây ngứa ở các nốt thủy đậu và rất dễ để lại sẹo sau khi hết bệnh.

Thịt gà tính nóng nên đối với những người bệnh cam và trúng gió cũng cần phải kiêng.

Chế biến và bảo quản thịt gà đúng cách để phòng ngộ độc

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do thịt gà, các bà nội trợ cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Khi mua thịt gà sống ở chợ hoặc siêu thị cần cho gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để chúng không bị dính vào các thực phẩm khác.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.