Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng một số dây chuyền sản xuất...

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về kiến nghị của các hội, hiệp hội liên quan đến vật liệu xây dựng.

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản ảnh 1

Nhiều nhà máy xi măng phải dừng hoạt động vì khó tiêu thụ đầu ra.

Bộ Xây dựng cho biết, ngành sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm đóng góp khoảng 6,5-7% GDP của Việt Nam. Sản xuất và sử dụng vật liệu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản trong nước giảm sâu, cầu về bất động sản suy giảm... dẫn đến doanh nghiệp phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh, các dự án đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng triển khai chậm cùng với sự khó khăn về vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy, gây tắc nghẽn đầu ra cho chuỗi sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng từ khâu khai thác khoáng sản làm nguyên liệu cho đến khâu sản xuất và cung ứng đến công

Cụ thể, với xi măng 10 tháng năm nay cả nước tiêu thụ khoảng 72,4 triệu tấn xi măng, thấp hơn 4,35% so với cùng kỳ 2022, trong đó xuất khẩu xi măng thô và xi măng khoảng 25,7 triệu tấn thấp hơn 2% so với cùng kỳ 2022, xuất khẩu xi măng thô chỉ đạt khoảng 9 triệu tấn.

Tình trạng này dẫn đến nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung để giảm lượng tồn kho. Hiện tại, có 8 dây chuyền phải ngừng hoạt động, chiếm 9% tổng số dây chuyền sản xuất xi măng trên cả nước.

Với thép, sản xuất 9 tháng đầu năm đạt 7,72 triệu tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2022, tiêu thụ đạt 7,74 triệu tấn, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, lượng tồn kho 2 sản phẩm gạch, sứ vệ sinh tại các nhà máy hiện nay rất lớn.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp như thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng bằng đầu tư công...; tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản. Ngoài ra, Bộ Xây dựng kiến nghị kéo dài giảm 2% thuế giá trị gia tăng; cho phép tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu xi măng thô; giảm thuế suất thuế xuất khẩu xi măng thô về 0% đến hết năm 2025...

Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể đến 2%) cho đến hết năm 2025; tiếp tục gia hạn, không tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn; tái cơ cấu các khoản nợ vay phù hợp để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG