Là người đầu tiên phát hiện ra điều kỳ lạ, một cư dân địa phương có tên Lucinda Fry đã quay lại cảnh sinh vật biển phát quang đang bò lúc nhúc trên bãi biển Broadbent.
Chuyên gia nghiên cứu động vật không xương sống Kylie Pitt đến từ Đại học Griffith cho biết thực chất con vật đó có tên khoa học là Glaucus atlanticus. Dù thường được gọi là rồng xanh, chúng lại thuộc loài ốc sên biển. Có vài loại rồng xanh khác biệt song màu sắc của chúng tương tự nhau. Chúng là những sinh vật biển quý hiếm, ăn loài sứa biển cực độc mà vẫn không hề hấn gì bởi có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi độc tố. Ngoài ra chúng còn dự trữ lượng chất độc này trong những “ngón tay” gắn liền với cơ thể để sử dụng về sau. Mỗi con rồng xanh có khoảng 84 “ngón tay” như thế.
Bất ngờ dạt vào bãi biển ở Queensland.
Chuyên gia Kylie Pitt cảnh báo: “Tôi không khuyến khích mọi người trực tiếp sờ vào con vật này bởi chúng có thể gây ra thương tích”.
Nhờ sở hữu cơ thể màu xanh dương, khi di chuyển trong nước biển, loài rồng xanh có thể tự ngụy trang che mắt kẻ thù. Chúng trôi nổi dễ dàng trên mặt nước biển nhờ vào sức đẩy của nước. Rồng xanh là một loại động vật thân mềm, tự bỏ vỏ từ khi còn là ấu trùng.
Lúc đã trưởng thành, loài vật màu xanh dương phản quang này đạt đến độ dài trung bình 3 – 4 cm. Chúng có thể được tìm thấy ở vùng biển Đông Úc cũng như những vùng biển ôn hòa và nhiệt đới khác khắp thế giới.