Thí sinh "không xương" và quyết tâm đỗ đại học

Phương được mẹ giúp đỡ trong những ngày ôn thi ở nhà.
Phương được mẹ giúp đỡ trong những ngày ôn thi ở nhà.
TPO - 12 năm đi học trên lưng cha, mẹ, dù trời nắng hay mưa, Nguyễn Thị Mai Phương (SN 1995) không quản ngại khó khăn đến trường tìm con chữ. Do căn bệnh quái ác, Phương không thể đi lại mà chỉ ngồi một chỗ.

Nỗi đau bệnh tật

Nguyễn Thị Mai Phương (SN 1995) là con gái đầu lòng của anh Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi) và chị Nguyễn Kim Chung (48 tuổi), trú ô 22, lô 4 khu đô thị Nam La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Khi còn nhỏ, Phương chỉ nằm một chỗ, chân không đứng vững, trong khi các bạn cùng lứa tuổi đã biết đi lại.

Khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cho biết, Phương bị còi xương. Đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ nói cháu chậm phát triển tâm thần vận động…, bố mẹ Phương nhớ lại.

Cứ thế, hai vợ chồng anh Dũng đưa con đi khắp nơi chữa trị, nhưng không có kết quả.

Thí sinh "không xương" và quyết tâm đỗ đại học ảnh 1

Những lúc không có ai ở nhà Phương thường tự ôn thi chứ không đi học thêm bao giờ.

"Các cơ và xương trên người Phương không thể chống đỡ được cơ thể, cháu không thể bám được, nếu không đỡ là tuột ra và rất nguy hiểm, nên hai vợ chồng phải thay nhau đưa đi học”, chị Chung nói.

Không thể tự đi lại, sinh hoạt được, Phương chỉ nằm một chỗ tất cả mọi việc đều do bố mẹ làm giúp như đôi tay thứ 2 của Phương.

Vượt lên số phận và những điểm 10 

Do sức khỏe yếu và phải đi chữa bệnh, Phương đi học muộn hơn các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng, Phương chưa từng bỏ buổi học nào trên lớp dù ngày nắng hay mưa.

Hồi nhỏ, Phương thường được cả bố lẫn mẹ đưa đi học nhưng lớn lên đôi lưng bố lại là điểm tựa cho em đến trường. Phương có một cái ghế tựa được bố mẹ làm riêng để trong lớp, vì người Phương cứ mềm nhũn thả ra là đổ, không ngồi vững được.

Chín năm học cấp một, hai, Phương là học sinh giỏi. Lên cấp ba, sức khỏe yếu ảnh hưởng kết quả học tập của em. Năm lớp 12, Phương đạt 7,8 điểm tổng kết cả năm. Phương chưa từng đi học thêm một buổi nào. Kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua Phương được miễn thi.

Thí sinh "không xương" và quyết tâm đỗ đại học ảnh 2 Nét chữ ngay ngắn trong bài văn được điểm 10 của Phương.

Nhìn những bài viết văn nét chữ ngay ngắn nhận được điểm 10 của Phương, nhiều người phải khâm phục nghị lực vượt lên số phận, khi biết rằng ở lớp, em còn không chép kịp bài. Em thường phải mượn vở của bạn về nhà chép lại.

Lên cấp 3 Phương học trường THPT Quang Trung, mỗi khi đi học, Phương được bố cõng lên tận tầng 3 rồi chiều lại được bố đưa về trên lưng.

Nhiều hôm, Phương có giờ thực hành môn Vật lí, phải chuyển sang phòng khác, bố mẹ lại phải xếp thời gian đến trường cõng Phương đi.

Đi thi tốt nghiệp, phải đi cả ngày, Phương về nhà kêu mệt, không ăn uống được gì, lên phòng nằm ngủ li bì. "Những hôm như thế, nước mắt tôi lại trực chảy ra vì thương con", chị Chung ngậm ngùi kể.

Năm nay, Phương thi một trường duy nhất vào khoa Công nghệ Đa phương tiện, trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với mong ước trở thành một người sản xuất phim hoạt hình, lập trình web hay viết những ứng dụng gam..., những công việc này cũng không đòi hỏi việc đi lại, phù hợp hoàn cảnh của Phương. 

Hiện tại Phương cũng làm hồ sơ xét tuyển nhưng chưa có kết quả.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.