Cụ thể, Trường ĐH Sài Gòn đưa ra 2 mức điểm sàn cho các ngành học tại trường. Theo đó, ngành Ngôn ngữ Anh; Kinh doanh quốc tế; Kỹ thuật phần mềm; Công nghệ thông tin có điểm sàn là 700 điểm. Các ngành còn lại như Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Quốc tế học, Quản trị kinh doanh… có điểm sàn là 650 điểm. Riêng các ngành sư phạm Trường ĐH Sài Gòn không áp dụng phương thức này.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là 40 điểm, giữa hai khu vực ưu tiên kế tiếp là 10 điểm.
Điểm sàn= điểm của Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1+ điểm ưu tiên khu vực+ điểm ưu tiên đối tượng.
Điểm sàn đánh giá năng lực của Trường ĐH Sài Gòn |
Được biết, năm 2021, ĐH Sài Gòn tuyển 4.730 chỉ tiêu, có 15 ngành sư phạm, chủ yếu sử dụng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, theo đề án tuyển sinh năm nay. Số lượng chỉ tiêu năm nay tăng 510 so với năm ngoái, trong đó ngành Công nghệ thông tin hệ đại trà và hệ chất lượng cao có chỉ tiêu lớn nhất là 700.
Năm nay, trường dùng hai phương thức: xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, chiếm 15%; còn lại xét kết qủa thi tốt nghiệp THPT.
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cũng vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển cho 20 chuyên ngành đào tạo bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của ĐH TPHCM.
Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM là một trong 4 phương thức xét tuyển của SIU trong năm 2021. Theo đó, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển của phương thức này từ 600 đến 650 điểm tùy ngành.
Điểm sàn đánh giá năng lực của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn |
Tương tự, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành lấy mức điểm sàn 600 cho hơn 40 ngành tuyển sinh trong năm nay, trừ các ngành khối sức khỏe.
Trước đó, vào cuối tháng 3, ĐHQG TPHCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lưc. Tham dự kỳ thi có hơn 68.000 thí sinh. Điểm trung bình cộng của tất cả thí sinh là 688, hơn 2.700 em đạt trên 900 điểm. Phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực được hơn 70 trường đại học, cao đẳng sử dụng cho khoảng 10-15% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.