Thêm hé lộ về tàu ngầm Losharik tuyệt mật của Nga

Mô hình tàu ngầm Losharik của Nga
Mô hình tàu ngầm Losharik của Nga
TPO - Tờ New York Times vừa đăng phóng sự dài về con tàu ngầm tuyệt mật của Nga vừa gặp nạn ở biển Bắc làm 14 thủy thủ, những người được Tổng thống Nga ca ngợi là đã cứu thế giới khỏi thảm họa, tử nạn.

Tàu ngầm Losharik được thiết kế vào những năm 1980, nhưng bị trì hoãn do Liên Xô sụp đổ. Theo cuốn sách “Tàu ngầm Chiến tranh Lạnh” của các nhà sử học Norman Polmar và K.J. Moore, đến năm 2003, tàu được hoàn thành.

Trong năm 2012, Losharik được sử dụng để khoan hơn 3km vào lớp vỏ Trái đất ở Bắc Cực và lấy về mẫu đất đá. Hình ảnh công khai tốt nhất về con tàu tuyệt mật này xuất hiện vào năm 2015, khi nó nổi lên trong buổi chụp hình một chiếc Mercedes của chương trình truyền hình chuyên về xe hơi Top Gear phiên bản tiếng Nga

Giống như vỏ của một quả trứng, những quả cầu titan của tàu chống lại áp lực khủng khiếp dễ dàng hơn nhiều so với một thân tàu truyền thống, ông Polmar nói. Nhà sử học này dẫn nhiều nguồn tin nói rằng tàu Losharik có thể lặn từ từ xuống đáy biển rất sâu, nơi các tàu khác không thể, và không hề hấn gì.

Ông Polmar cho biết không có tàu nào trong hạm đội Mỹ có thể xuống tới độ sâu mà Losharik có thể xuống. Theo ông, nhiều nguồn tin nói, độ sâu tối đa của con tàu bí ẩn này là 2.500-6.100m.

Peter Lobner, cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ, cho biết, “chúng tôi không có tàu nào, trừ phương tiện lặn không người lái, hoạt động ở độ sâu như thế”.

Tuy nhiên, trong khi một số người coi đây là một tuyệt tác kỹ thuật, những người khác lại thấy đây là bằng chứng rằng Nga có thể không thể chế tạo phương tiện lặn không người lái dưới nước tinh vi, tự hành như của Mỹ.

John Pike, giám đốc tổ chức nghiên cứu GlobalSecurity.org, nói vụ hỏa hoạn Losharik cho thấy quân đội Nga vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề lâu dài: nhà thầu tham nhũng và vấn đề kiểm soát chất lượng trong sản xuất, chuỗi cung ứng phụ tùng và bảo trì tàu ngầm.

“Tôi cho rằng mọi tàu ngầm khác trong hạm đội Nga đều gặp vấn đề tương tự”, ông Pike nói.

Tờ báo kinh doanh của Nga, Kommersant, trích dẫn các nguồn tin thân cận với một cuộc điều tra về vụ việc Losharik, nói rằng khi khói được phát hiện lần đầu trong tàu ngầm, nó dường như không phải là thảm họa. Losharik có thể đã cập mạn tàu mẹ của nó vào thời điểm đó, Kommersant nói.

Thêm hé lộ về tàu ngầm Losharik tuyệt mật của Nga ảnh 1 14 thủy thủ đã hy sinh để cứu con tàu

Sau khi thủy thủ đoàn đã sơ tán một phần, 10 thủy thủ đã ở lại để chữa cháy cùng với bốn quân tiếp viện từ tàu mẹ. Tình hình càng trở nên thảm khốc hơn khi oxy bị cạn kiệt từ hai hệ thống hô hấp khẩn cấp trên tàu, Kommersant đưa tin. Các thủy thủ bắt đầu hít phải khói độc, và có thể đã có một vụ nổ trong khoang chứa pin, tờ báo cho biết.

Ông Lobner nói rằng ngay cả trong một chiếc tàu ngầm hạt nhân thông thường, khoảng trống trong khoang pin hẹp đến nỗi việc kiểm tra thường xuyên thường đòi hỏi phải trong tư thế nằm ngửa. Khu vực dành cho thủy thủ đoàn nhỏ và có thể nhanh chóng đầy khói, ông nói.

“Sẽ giống như đi vào một ngôi nhà đang cháy”, ông Lobner nói.

MỚI - NÓNG