Thành viên NATO và Phần Lan thảo luận về việc kìm chân Nga trên Biển Baltic

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Estonia và Phần Lan đang thảo luận về việc tích hợp các khẩu đội tên lửa bờ biển giúp hai nước kìm chân Hải quân Nga ở Vịnh Phần Lan trong trường hợp cần thiết.

Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Estonia – Hanno Pevkur thông báo hôm 11/8.

“Chúng tôi cần phải tích hợp hệ thống phòng thủ ven biển của mình. Tầm bay của tên lửa Estonia và Phần Lan lớn hơn chiều rộng của Vịnh Phần Lan”, Bộ trưởng Pevkur nhận định.

Tên lửa bờ biển MTO85M của Phần Lan có tầm bắn hơn 100 km. Trong khi Vịnh Phần Lan rộng khoảng 82km, tính từ Helsinki (Phần Lan) đến Tallinn (Estonia). Estonia có kế hoạch mua tên lửa Blue Spear của Israel vào cuối năm nay. Tên lửa này có tầm bắn gần 300 km.

“Biển Baltic sẽ trở thành biển nội bộ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi Phần Lan, Thụy Điển gia nhập liên minh. Tình hình đang tiếp tục thay đổi”, ông nói và cho biết thêm rằng hai nước sau đó sẽ có thể đóng cửa biển đối với Hải quân Nga nếu cần.

Thành viên NATO và Phần Lan thảo luận về việc kìm chân Nga trên Biển Baltic ảnh 1

Biển Baltic và Vịnh Phần Lan. Ảnh: Wiki

Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển đã được Ba Lan và các nước cộng hòa Liên Xô cũ giáp Biển Baltic hưởng ứng rất nhiệt tình. Sau hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 6, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics đều cho biết họ hy vọng Baltic sẽ trở thành một “hồ NATO”.

Bộ trưởng Pevkur cũng cho biết ông đã thảo luận về không phận với đồng nghiệp Phần Lan, nhưng ông né tránh câu hỏi về việc liệu Mỹ có triển khai máy bay chiến đấu F-35 của mình tới Estonia hay không.

“Theo tôi, đây là một vùng trời. Không phận Phần Lan không thể được bảo vệ nếu không phận Estonia không được bảo vệ, và ngược lại. Máy bay chiến đấu có thể vượt qua Vịnh Phần Lan rộng 80 km trong vài phút.”

Estonia là một trong những thành viên NATO thẳng thắn nhất trong việc thúc giục một cuộc đối đầu với Nga. Mới đây, Estonia thông báo rằng nước này sẽ cấm nhập cảnh đối với người Nga có thị thực Schengen của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ tuần tới.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.