Thành phố ngầm 18 tầng ẩn dưới hầm nhà dân

Thành phố dưới lòng đất Derinkuyu gồm 18 tầng. Ảnh: Ancient Codes.
Thành phố dưới lòng đất Derinkuyu gồm 18 tầng. Ảnh: Ancient Codes.
Một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ phát hiện cả thành phố 18 tầng ẩn dưới căn hầm trong lúc đập tường sửa nhà.

Derinkuyu, thành phố ngầm thuộc hàng lớn nhất thế giới ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ với sức chứa 20.000 người ẩn sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm mà không được biết đến, theo Mirror.

Năm 1963, một người dân Cappadocia phát hiện công trình kiến trúc gây kinh ngạc trong lúc sửa nhà. Sau khi phá bức tường hầm dưới căn nhà, người này phát hiện một căn phòng bí mật. Bước vào căn phòng, ông nhận ra đây là lối vào một thành phố cổ đại giống hệt mê cung ẩn sâu dưới lòng đất. Sau đó, thành phố này được đặt tên là Derinkuyu.

Player Loading...

Thành phố bao gồm 18 tầng chìm hẳn dưới lòng đất ở độ sâu 85 m. Bên trong thành phố có đủ không gian cho 20.000 người sinh sống, cùng với chỗ nhốt gia súc, không gian để trồng trọt, chăn nuôi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Derinkuyu có thể được xây dựng từ những năm 780 - 1180 trước Công Nguyên. Thành phố ngầm Derinkuyu có đủ bếp, chuồng ngựa, nhà thờ, lăng mộ, giếng, phòng sinh hoạt chung, trường học và cả hầm trú ẩn cực lớn để phòng tránh thiên tai.

Trong thành phố cổ đại, các nhà khoa học còn phát hiện những nhà thờ, chữ viết từ thời Hy Lạp. Khoảng 600 cánh cửa được xây dựng để nối liền các khu vực. Mỗi tầng đều có lối tắt riêng để trốn khi gặp nguy hiểm. Ngoài ra, Derinkuyu còn có những chiếc cửa đá rất nặng có bánh xe đóng bên trong để ngăn chặn quân Arab và La Mã xâm nhập.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.