Thanh niên Hàn Quốc có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự trong… nhà tù

Nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc được coi là bắt buộc với nam thanh niên, những người phải trải qua 21 tháng mặc quân phục, thường ở độ tuổi từ 18 đến 28.
Nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc được coi là bắt buộc với nam thanh niên, những người phải trải qua 21 tháng mặc quân phục, thường ở độ tuổi từ 18 đến 28.
TPO - Một tòa án Hàn Quốc phán quyết rằng những người phản đối đi lính phải phục vụ đất nước theo những cách khác. Chính phủ nói rằng họ sẽ vẫn phải làm như vậy sau những bức tường nhà tù.

Giống như hàng nghìn tín đồ giáo phái Nhân chứng Giê-hô-va khác đã từ chối nhập ngũ vì niềm tin tôn giáo, Lee Seung-ki sẽ thụ án trong một nhà tù ở Hàn Quốc.

Nhưng không giống như những người trước đó, Lee sẽ không tham gia với tư cách là một tội phạm bị kết án. Anh ta sẽ là một trong những người phản đối đầu tiên ở Hàn Quốc được phép thực hiện các nghĩa vụ thay thế - những công việc như đầu bếp, dọn vệ sinh và phụ tá phòng khám - sau những bức tường nhà tù.

Trong ba năm, Lee và 63 người khác sẽ làm việc, ăn và ngủ trong nhà tù, mặc dù họ sẽ sống tách biệt với các tù nhân và sẽ được phép nghỉ phép vài tuần. Và họ sẽ không có tiền án để bị theo dõi trong suốt phần đời còn lại.

Nghĩa vụ thay thế là một sự thay đổi chấn động ở một quốc gia coi việc nhập ngũ là quan trọng đối với việc phòng thủ chống lại Triều Tiên, về mặt kỹ thuật nước này vẫn đang có chiến tranh. Nghĩa vụ quân sự được coi là một nghi thức tôn kính dành cho những nam thanh niên có thân hình cân đối, những người phải trải qua 21 tháng mặc quân phục, thường ở độ tuổi từ 18 đến 28.

Hàn Quốc đã bỏ tù nhiều người phản đối nhâph ngũ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đạo luật nghĩa vụ quân sự phạt lên đến ba năm tù với những người từ chối quân dịch mà không có lý do "chính đáng". Trong nhiều thập kỷ, hàng trăm thanh niên, hầu hết đều là tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va, bị giam cầm mỗi năm, thường là 18 tháng. Với tư cách là tù nhân, họ đã làm nhiều công việc giống như công việc mà Lee sẽ làm.

“Sự khác biệt là những người phản đối cũ đã làm điều đó trong 18 tháng mặc đồng phục tù nhân, nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó trong ba năm với tư cách là những người phản đối được hợp pháp hóa,” ông Lee nói với New York Times. “Tôi biết ơn vì cuối cùng tôi cũng được trao cơ hội này để phục vụ đất nước mà không phạm lương tâm của mình”.

Một phán quyết lịch sử năm 2018 của Tòa án Hiến pháp cho thấy việc bỏ tù những người phản đối “có lương tâm” là vi hiến vì không có hình thức thay thế nào và yêu cầu chính phủ tạo ra một số hình thức phục vụ. Vào tháng 12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua luật cho phép phục vụ theo dạng nghĩa vụ trong nhà tù “và các lĩnh vực công ích khác” - mặc dù hiện tại, ít nhất, công việc trong tù là lựa chọn duy nhất mà chính phủ đưa ra.

Các nhóm nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích, nói rằng yêu cầu ba năm khiến nghĩa vụ thay thế của Hàn Quốc trở nên dài nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, đối với các tín đồ Nhân Chứng Giê-hô-va, việc phục vụ thay thế là một chiến thắng khó khăn lắm mới giành được.

Trong những thập kỷ sau Chiến tranh Triều Tiên, khi Hàn Quốc bị cai trị bởi các nhà độc tài quân sự, tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va nam trong độ tuổi quân dịch từ chối phục vụ đã bị kéo vào các trại huấn luyện, nơi họ bị miệt thị là “kẻ phản bội”, bị đánh đập và trong một số trường hợp bị giết, theo báo cáo từ một ủy ban tổng thống vào năm 2008.

Một thành viên của nhà thờ, Kim Keun-hyeong, 27 tuổi, cho biết ngay từ khi còn nhỏ anh đã biết sẽ phải ngồi tù trừ khi từ bỏ tín ngưỡng của mình. Anh trai của anh, cũng là tín đồ Nhân Chứng Giê-hô-va, đã bị bỏ tù vì từ chối nghĩa vụ quân sự. Khi Kim không tuân theo lệnh nhập ngũ, anh cũng bị đưa ra xét xử với tội danh trốn quân dịch.

Nhưng vụ án của anh ta đã bị đình chỉ vào năm 2013, khi anh ta cùng với 27 người khác tham gia thách thức pháp lý dẫn đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp.

MỚI - NÓNG