Lễ giỗ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì. Tham dự dâng hương, lễ có đại diện tất cả các huyện, thị trong toàn tỉnh và đông đảo nhân dân, du khách hành hương về cội nguồn dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
Với nghi thức truyền thống đã được tổ chức qua nhiều năm, đi đầu đoàn hành lễ có hai tiêu binh mang cờ Tổ quốc và cờ lễ, tiếp đến là hai hàng thiếu nữ mang hương hoa, lễ vật, tiếp theo là đoàn rước kiệu cổ của xã Chu Hóa (TP Việt Trì), phía sau là chủ lễ và đoàn dâng hương.
Đi đầu đoàn hành lễ có hai tiêu binh mang cờ Tổ quốc và cờ lễ,
Tiếp đến là hai hàng thiếu nữ mang hương hoa, lễ vật, tiếp theo là đoàn rước kiệu cổ của xã Chu Hóa (TP Việt Trì), phía sau là chủ lễ và đoàn dâng hương.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, ông Chu Ngọc Anh, và các lãnh đạo khác của tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước dâng hương hoa, lễ vật lên Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trong Đền thờ.
Nghi lễ tế giỗ truyền thông được cử hành trang trọng, thành kính tại sân Đền Quốc Tổ, tôn vinh công ơn của các bậc Thủy Tổ đã có công khai thiên lập quốc.
Nghi lễ tế giỗ truyền thông được cử hành trang trọng, thành kính tại sân Đền Quốc Tổ.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được khánh thành xây dựng năm 2009 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, TP Việt Trì, Phú Thọ, gồm đền chính, phương đình, nhà tả vu, hữu vu, cổng biểu tượng và trụ biểu.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được khánh thành xây dựng năm 2009 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, TP Việt Trì, Phú Thọ.
Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con trai. Các con đều khác thường, khôi ngô tuấn tú, khỏe mạnh, văn võ song toàn.
Để mở mang bờ cõi, xây dựng quốc gia hưng thịnh, Lạc Long Quân đưa 50 người con xuôi về vùng biển, dạy dân cấy trồng, đánh cá. Âu Cơ cùng 49 người con lên miền ngược để khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi. Còn người con trưởng ở lại làm Vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.