Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thì từ ngày 8-10/1, có 5 phương tiện với 25 lao động bị chìm. Trong đó, 10 lao động được cứu và đưa vào bờ, còn 15 người chết, mất tích trên biển.
Cụ thể, tàu TH.90904-TS có 5 lao động (công suất 110 CV, chủ tàu là Nguyễn Văn Xuân, thường trú tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia) làm nghề câu mực, bị chìm cách phía đông đảo Mê 36 hải lý. Các lao động trên tàu đã được cứu vớt và đưa vào bờ an toàn. Tàu TH.91552-TS có 8 lao động (công suất 125CV, chủ tàu là Lê Văn Thực, thường trú ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia) làm nghề câu mực, bị chìm cách phía đông bắc đảo mê khoảng 57 hải lý, hiện 3 lao động đã được cứu vớt đừa vào bờ hôm 10/1, còn 5 lao động được xác định đã chết, mất tích trên biển. Tàu TH.2303-TS có 3 lao động (công suất 85CV, chủ tàu Ngô Văn Quân thường trú tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn) làm nghề lưới rê, bị chìm cách bờ biển Sầm Sơn khoảng 3 hải lý, hiện các lao động đang mất tích. Tàu TH.90605-TS có 4 lao động (công suất 320CV, chủ tàu là Nguyễn Văn Hải, thường trú tại xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc) làm nghề câu mực bị mất liên lạc ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Bè mảng của Lê Đình Chín (SN 1972) ở thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa bị nạn tại vùng biển Sầm Sơn vào chiều chiều tối ngày 8/1, hiện cả người và bè mảng đã được đưa vào bờ an toàn.
Hiện nay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đang tích cự phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm các lao động mất tích. Sau khi nắm bắt được thông tin, ngày 10/1, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tăng cường lực lượng chức năng của trung ương hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn các phương tiện bị nạn.