Thằn lằn “chuyển giới” do khí hậu quá nóng

Rồng Úc chuyển đổi giới tính để sinh tồn. Ảnh: AP.
Rồng Úc chuyển đổi giới tính để sinh tồn. Ảnh: AP.
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng nhiệt độ toàn cầu ngày càng nóng lên gây ảnh hưởng đến giới tính của loài thằn lằn có tên Rồng râu (hay còn gọi là Rồng Úc).

Tác giả của bài nghiên cứu cho biết: “Những con rồng đực lại ấp trứng như rồng cái. Cách xác định giới tính của loài bò sát này cũng thay đổi nhiều, cuối cùng nhiễm sắc thể của con cái có thể biến mất hoàn toàn”.

Clare Holleley - tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Wednesday - cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng minh được sự đảo ngược giới tính xảy ra ở bất kỳ loài bò sát nào trong tự nhiên. Từ nghiên cứu có thể thấy nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm thay đổi sinh học của một sinh vật một cách nhanh chóng.

Đến bây giờ, giới tính của rồng Úc vẫn được xác định dựa trên các nhiễm sắc thể. Con cái mang nhiễm sắc thể ZW, con đực là ZZ. Nhưng Holleley và đồng nghiệp đã kiểm tra các dấu hiệu di truyền xác định giới tính của 131 con rồng Úc hoang dã và thấy rằng 11 con trong số đó có bề ngoài là con cái, thậm chí còn đang có con, nhưng lại mang nhiễm sắc thể ZZ của con đực.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy các con rồng râu cái mang nhiễm sắc thể con đực này đẻ trứng nhiều hơn và giới tính của các con rồng râu con được xác định bởi nhiệt độ chứ không còn xác định bởi nhiễm sắc thể nữa.

Hiện tượng này xảy ra ở những nơi nóng lên nhanh nhất ở nước Úc trong 40 năm qua. Các thí nghiệm cho thấy việc chuyển đổi từ xác định giới tính bằng di truyền sang bằng nhiệt độ bắt đầu từ 32 độ C và xảy ra 100% ở 36 độ C.

Holleley nói rằng nhiệt độ tăng cao chắc chắn có thể gây đảo ngược giới tính ở các loài khác nữa. Tuy nhiên, bà thừa nhận 11 con thằn lằn này có kích thước nhỏ nên bà sẽ cùng các đồng nghiệp tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Theo Theo Người Lao Động
MỚI - NÓNG