Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm

Dự kiến đến năm 2018, những chiếc tiêm kích MiG-35 đầu tiên của Không quân Nga sẽ được đưa vào trang bị sau nhiều năm trì hoãn.
Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 1

Theo hãng thông tấn RIA Novosti, trong tuần tháng 10 vừa rồi Phó Thủ tướng Nga - Dmitry Rogozin cũng là người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã có chuyến thăm chính thức đến nhà máy chế tạo máy bay Lukhovitsy - nơi những chiếc tiêm kích MiG-35 đang được chế tạo. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 2

Theo kế hoạch, chương trình thử nghiệm MiG-35 của Nga sẽ kết thúc trong năm 2017 nhằm chuẩn bị cho việc đưa nó vào trang bị trong năm 2018. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 3

Lukhovitsy là một trong những nhà máy chế tạo máy bay hàng đầu của Tổng công ty hàng không Mikoyan - cái nôi sinh ra những dòng tiêm kích huyền thoại của Liên Xô trước đây. Nó có lịch sử hoạt động đã hơn 60 năm và vẫn hoạt động liên tục ngay cả trong giai đoạn nước Nga khó khăn nhất sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 4

Dòng sản phẩm chính của Lukhovitsy vẫn là mẫu tiêm kích MiG-29 và các biến thể của nó nhưng trong tương lai sẽ là MiG-35. Ngoài ra nhà máy này cũng hỗ trợ sửa chữa bảo dưỡng các dòng chiến đấu cơ MiG khác có trong biên chế Không quân Nga. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 5

Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được xem là biến thể hiện đại hóa của MiG-29 dù vậy chúng vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 6

Giống như nhiều nhà máy chế tạo máy bay khác của Nga, mọi bộ phận hay linh kiện cần thiết trong quá trình chế tạo một chiếc máy bay mới đều được sản xuất hoặc lắp ráp tại Lukhovitsy. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 7

Khu xưởng này là nơi chế tạo phần mũi máy bay cho những chiếc MiG-29 và MiG-35. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 8

MiG-35 sử dụng hệ thống động cơ cải tiến RD-33MK dựa trên nền tảng RD-33 vốn là mẫu động cơ chính của MiG-29, bên cạnh đó các biến thể MiG-29K/KUB cũng sử dụng RD-33MK tương tự như của MiG-35. Nguồn ảnh: Dmitry Rogozin.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 9

Bên trong buồng lái hiện đại của một chiếc MiG-29K đang được lắp ráp tại Lukhovitsy. Nguồn ảnh: BMPD

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 10

Chiếc MiG-29K trong hình được sản xuất cho Hải quân Ấn Độ và nó được trang bị hệ thống radar Zhuk-ME biến thể xuất khẩu của Zhuk-M. Nguồn ảnh: BMPD.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 11

Trước đây Không quân Nga đã lên kế hoạch đặt mua 37 chiếc tiêm kích đa năng MiG-35. Tuy nhiên do cắt giảm ngân sách nó bị tạm hoãn đến hết năm nay, trong thời điểm hiện tại thì nhiều khả năng kế hoạch trên đã được khởi động trở lại và con số MiG-35 mà Nga sẽ đưa vào trang bị sẽ không ít hơn 30 chiếc. Nguồn ảnh: Wallpaper Folder.

Thăm nơi chế tạo tiêm kích MiG-35 cực kỳ nguy hiểm ảnh 12

Dù vậy sức mạnh thật sự của dòng chiến đấu cơ thế hệ 4++ vẫn cần được kiểm chứng sau khi kết thúc chương trình thử nghiệm trong năm sau. Nếu được đưa vào trang bị chính thức, MiG-35 sẽ là đối thủ đáng sợ nhất đối với tất cả các dòng chiến đấu cơ thế thứ 4 của Phương Tây hay thậm chí cả thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wallpaper Cave.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG