Gần đây, Nga đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Sarmat - thế hệ tên lửa liên lục địa mới nhất của xứ sở bạch dương. Dự kiến, loại tên lửa này sẽ được đưa vào biên chế trong năm 2020. Cho đến nay đặc điểm những thông tin chi tiết về loại tên lửa tối mật này vẫn chưa được công bố.
Theo các chuyên gia quân sự Nga cho biết, họ sẽ tiếp tục cải tiến để hoàn thiện hơn nữa khả năng hoạt động của loại tên lửa nguy hiểm nhất hành tinh này.
Sarmat là một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Trọng lượng tên lửa lên tới 100 tấn, và trọng lượng đầu nổ 10 tấn. Nó sẽ gia nhập biên chế và thay thế cho loại tên lửa liên lục địa hạng nặng R-36M2 (NATO định danh là SS-18 Satan). Nó có trọng lượng lên tới 211 tấn, có khả năng mang 6-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV).
So với R-36M2, Sarmart có ưu điểm nhẹ, linh hoạt hơn, mang nhiều đầu đạn hạt nhân, và bay xa hơn. Nếu như R-36M2 chỉ có thể bay quãng đường 11.000km, thì Sarmart đạt tầm bay 17.000km. Vì thế nó có thể tấn công mục tiêu bất cứ đâu trên trái đất.
Tên lửa đạn đạo Sarmat trang bị tới 15 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV), nhiều hơn 5 đầu so với người tiền nhiệm. Các đầu đạn hạt nhân sẽ được bố trí theo kiểu chùm nho trên đầu tên lửa.
Mỗi đầu đạn sẽ có sức nổ tương đương 150-300 kiloton, trong khi quả bom hạt nhân ném xuống Nhật Bản chỉ có sức nổ tương đương 21 kiloton.
Những đầu đạn này sẽ tách ra từ bó đầu đạn của tên lửa, chúng sẽ được lập trình để tấn công mục tiêu. Đầu đạn bay đến mục tiêu với vận tốc trên Mach 5.
Để tránh khả năng đánh chặn, những đầu đạn liên tục thay đổi quĩ đạo theo tốc độ cũng như độ cao khi bay. Vì thế không loại tên lửa đánh chặn nào tiêu diệt được chúng.
Đối với tên lửa hạt nhân liên lục địa Sarmart, nó sẽ tấn công mọi mục tiêu và mọi đối thủ mà không cần quan tâm đến hệ thống phòng thủ của đối phương.
Sẽ có ít nhất 154 giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmart được bố trí trên đất Nga. Tuy thế không phải tất cả giếng phóng đều được nạp tên lửa, bởi lẽ Nga vẫn phải tuân thủ hiệp ước cắt giảm vũ khí nguyên tử START-3 đã ký với Mỹ.
Số tên lửa Sarmart được triển khai sẽ phù hợp với hiệp ước START-3 trong đó giới hạn cho Nga và Mỹ sẽ có khoảng 700 phương tiện phóng và 1.550 đầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2018.
Bởi mỗi quả Sarmart có khả năng triển khai tới 15 đầu đạn, vì thế Nga sẽ giới hạn số lượng tên lửa cho phù hợp. Hiện nay Nga có 521 phương tiện phóng, và 1.735 đầu đạn, trong khi Mỹ có 741 và 1.481 đầu đạn.
Hiệp ước START-3 có thể được mở rộng bởi sự đồng ý của cả hai bên sau khi hoàn thành vào năm 2021, và như thế tên lửa Sarmart sẽ có số lượng ít hơn so với tên lửa Satan. Tuy nhiên Nga vẫn sẽ có những vũ khí chiến lược khác kèm theo.
Sarmart được thiết kế cho mục đích chống lại một kẻ xâm lược tiềm năng. Ngoài ra Sarmart cũng được thiết kế và thay thế cho Satan vốn sẽ hết thời gian phục vụ sắp tới.
“Sarmat là sự bổ sung vào kho tên lửa đạn đạo bao gồm: Topol-M, Yars, Rubezh và Barguzin”, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin cho biết.
Tên lửa liên lục địa Sarmat được coi là mục tiêu đầu tiên của một cuộc tấn công phủ đầu, tuy nhiên các chuyên gia Nga, thượng tướngViktor Esin nói rằng, họ sẽ không để điều đó xảy ra, Sarmart sẽ được bảo vệ đảm bảo an ninh, và nó sẽ trả đũa ngay khi tên lửa của đối phương còn chưa chạm vào đất Nga.