Harry thuộc giống tê giác Sumatra quý hiếm với khoảng 100 con tê giác sống rải rác trên thế giới. Tại vùng Nam Á, Harry là cá thể cuối cùng sống tại khu vực này. Malaysia mới đây cũng tuyên bố về sự tuyệt chủng của loài này trên toàn lãnh thổ Malaysia. Giống tê giác Sumatra nằm trong danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hiện, chú tê giác Harry đã đến tuổi sinh sản, tiến sỹ Terri Roth, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu động vật có nguy cơ tuyệt chủng (CREW) cho đây là một cơ hội tốt để nhân giống loài tê giác Sumatra.
Chú tê giác Harry nặng hơn 800kg
Chuyến đi của chú tê giác nặng hơn 800kg qua đại dương được các nhân viên sở thú chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc theo dõi sức khoẻ cẩn thận, đến việc thiết kế một chiếc chuồng đặc biệt, thậm chí không quên mang theo những loại quả yêu thích của Harry.
Chiếc chuồng của Harry được gắn cánh cửa đặc biệt có thể mở ra để cho tê giác ăn, theo dõi tình trạng sức khoẻ và kiểm tra an ninh
Tiến sỹ Jenny Nollman, bác sỹ thú ý của vườn thú cùng ông Paul Reinhart, 'vú em' của Harry là hai người hộ tống của chú tê giác trong chuyến đi dài này.
Chú tê giác 8 tuổi cùng đội hộ tống đã tới Sumantra an toàn vào trưa ngày 1/11. Harry nhanh chóng nghỉ ngơi, làm quen với môi trường mới và tìm một người bạn tình thích hợp.
Được biết, vườn thú Cincinnati tại đảo Sumatra là nơi duy nhất trên thế giới nhân giống thành công loài giống tê giác này.