Tê cóng chân tay vào mùa đông và cách điều trị

Tê cóng chân tay vào mùa đông và cách điều trị
Vào mùa đông thời tiết lạnh buốt, chúng ta hay gặp những bệnh về da và khớp. Ngoài ra, còn một bệnh nữa mà tất cả chúng ta ai cũng từng gặp phải, đó là bệnh tê cóng chân tay. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng xem bệnh tê cóng chân tay là gì và cách điều trị nhé

Tê cóng chân tay là gì?


Khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, da và mô dưới da có thể bị lạnh cứng, dẫn đến tê cóng. Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân, mũi và tai.

Khi bị tê cóng nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.

Có thể nhận biết hiện tượng tê cóng qua độ cứng, tái nhợt và độ lạnh của da tiếp xúc với lạnh. Khi được sưởi ấm, cơ sẽ trở nên đỏ và đau.

Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân. mũi và tai

Tê cóng được chia thành ba mức độ:

Độ  1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì.

Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da.

Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.

Cách xử trí

Điều đầu tiên cần cách ly với giá lạnh, làm nóng vùng da này một cách dần dần, đây là chìa khóa để điều trị tê cóng.

Có thể sưởi ấm các vùng như tai, mặt, mũi, các ngón tay, ngón chân bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân tay có quần áo ấm vào nơi da bị lộ ra ngoài.

Làm ấm bàn tay bằng cách kẹp vào dưới cánh tay. Nếu mũi, tai hoặc mặt bị tê cóng, hãy làm ấm vùng này bằng cách ủ nó vào bàn tay khô, có đi găng.

Tránh để phần cơ thể bị cóng nhiễm lạnh thêm. Nếu có thể, ngâm vùng tê cóng vào nước ấm trong 10-15 phút.

Tê cóng chân tay vào mùa đông và cách điều trị ảnh 1
Cách tốt nhất là cách ly với cái lạnh

Cũng có thể sưởi ấm bài tay tê buốt vào nách rồi chuyển vào trong nhà. Sau đó, cho bàn tay tê buốt hoặc bàn chân vùi trong chăn ấm trong nhà hoặc nơi kín gió.

Không hơ lửa sưởi ấm lại ngay vùng bị tê cóng.

Không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng để tránh gây tổn thương cho các mô. Nếu có thể, tránh đi lại khi chân bị tê cóng.

 Nếu bị rộp da khi sưởi, không bóc da vùng bị rộp. Da có thể bị tấy đỏ, bỏng, nóng rát hoặc rất đau.

Khi nào cần đến bác sĩ ?


Đối với tê cóng độ 3 nghĩa là da tái nhợt, cứng và lạnh sau khi sơ cứu cần đến cơ sở y tế nhất để được tư vấn và điều trị.

Khi bị tê cóng ở cấp độ 3, da tái nhợt thì nhất định phải gặp bác sỹ

Một vài trường hợp khi bị tê cóng độ 1 và độ 2 nhưng quá trình làm ấm không đúng cách khiến da bị rộp nhiều, vùng da bị tổn thương cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngoài ra khi bị cóng có kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn như: Đau nhức hơn, sưng, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ thấy đau; Nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng bị tê cóng; Chảy mủ; Sốt không rõ nguyên nhân…thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Theo Theo Gia đình Việt nam
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.