Tàu vũ trụ Voyager 2 trứ danh đã chạm đến không gian giữa các vì sao

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tuyên bố ngày 10/12/2018 “Đã đến lúc nói lời từ biệt với một trong những “nhà thám hiểm” đã đi vào sử sách của thời đại chúng ta: con tàu vũ trụ Voyager 2 đã đi vào vùng không gian liên sao.”
Con tàu vũ trụ này đã được phóng đi từ năm 1977 và đã miệt mài làm việc hơn bốn thập kỉ qua để khám phá hệ mặt trời của chúng ta, trong đó nổi bất nhất là thành tích là tàu vũ trụ duy nhất cho tới nay đã nghiên cứu về sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Giờ đây, con tàu đã nối gót Voyager 1 vượt ra khỏi ranh giới ảnh hưởng của mặt trời. Đây là một dấu mốc mà các nhà khoa học không thể tiên đoán chính xác khi nào sẽ xảy ra.
Tàu vũ trụ Voyager 2 trứ danh đã chạm đến không gian giữa các vì sao ảnh 1 Vị trí của tàu Voyager trong không gian giữa các vì sao. NASA đã tuyên bố tàu Voyager 2 đã đi vào không gian liên sao vào ngày 10/12/2018. Tàu Voyager 1 cán mốc này từ năm 2012 - Ảnh của NASA/JPL-Caltech.
Voyager 2 là tàu vũ trụ duy nhất đã đến thăm tất cả 4 hành tinh khổng lồ cấu tạo bằng khí, đó là: sao Mộc, sao Thổ, sao Diêm Vương và sao Hải Vương, và khám phá ra 16 mặt trăng, khám phá ra nhiều hiện tượng vũ trụ như là đốm đỏ lớn nhất thời và rất bí hiểm của sao Hải Vương hay những vết nứt trên mặt băng già ở châu Âu.
Các nhà khoa học đã theo dõi sát sao Voyager 2 từ tháng 8/2017 khi các tín hiệu của tàu gửi về cho thấy nó đã gần đến ranh giới nhật quyển, có nghĩa là sắp sửa thoát ra khỏi phạm vi của hệ mặt trời của chúng ta. Các nhà khoa học sử dụng khái niệm ranh giới nhật quyển để đánh dấu điểm bắt đầu của không gian liên sao.
Vượt ra khỏi ranh giới này, các con tàu vũ trụ sẽ bay qua nhiều vũ trụ tuyến hơn nữa. Những vũ trụ tuyến này chứa các hạt năng lượng cao mạnh hơn nhiều sơ với các hạt năng lượng thấp trong phạm vi hệ mặt trời của chúng ta. Voyager 2 mang theo 2 thiết bị quan sát các hạt này khi chúng va chạm với tàu. Trạng thái gần như bao bọc bởi các hạt năng lượng thấp chuyển sang trạng thái hầu như không còn các hạt này cộng với xung lực của các tia vũ trụ giúp các nhà khoa học biết rằng con tàu đã đi qua ranh giới nhật quyển.
Sự biến đổi trạng thái nói trên không dễ gì có thể tiên đoán, vì Voyager mới là con tàu thứ hai thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của mặt trời mà có mang theo thiết bị theo dõi và truyền được tín hiệu về. Tàu Voyager 1 cũng có hành trình tương tự vào năm 2012, nhưng ranh giới nhật quyển không tạo thành một hình cầu hoàn hảo mà nó dao động và mở rộng theo nhật triều, tùy thuộc vào gió mặt trời.
Vì thế các nhà khoa học phải đợi và xem các dữ liệu thu thập được, và bắt đầu từ tháng 8 mới nhận thấy được sự thay đổi của Voyager 2 với mức độ tăng lên của các tia vũ trụ đồng thời giảm sút các hạt năng lượng thuộc phạm vi hệ mặt trời.
Khác với tàu Voyager 1 là thiết bị theo dõi đã ngừng hoạt động từ lâu trước khi nó đi qua ranh giới hệ mặt trời, tàu Voyager 2 vẫn còn thiết bị hoạt động tốt, vì thế chuyến đi của Voyager 2 không chỉ gửi về những dữ liệu cập nhật mà còn tạo ra những loại dữ liệu mới. Đây là một thành tựu rất lớn trong công tác nghiên cứu vũ trụ.
Tuy nhiên, khi so sánh hành trình của 2 con tàu, các nhà khoa học nhận thấy Voyager 1 bay vào các ống thông lượng có dữ liệu rất dồi dào còn Voyager 2 lại phát hiện ra những dữ liệu mới mẻ. Ông Stone cho biết chúng ta vẫn chưa phân loại được các dữ liệu mới thuộc loại gì, Voyager 2 cũng có thể chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của gió mặt trời như Voyager 1 bởi vì pha chu trình mặt trời hiện nay cho thấy nhật quyển đang mở rộng hơn trước.
Tàu vũ trụ Voyager 2 trứ danh đã chạm đến không gian giữa các vì sao ảnh 2 Minh họa tàu Voyager 2 trên hành trình vượt ra khỏi phạm vi hệ mặt trời - Ảnh của NASA.
Cho dù con người trên Trái Đất vô cùng hứng khởi với cột mốc này của Voyager 2, thì bản thân con tàu không có gì thay đổi mấy. Nó vẫn tiếp tục gửi tín hiệu về để cập nhật thông tin, và chúng ta hi vọng là càng lâu càng tốt. Đến một lúc nào đó, nguồn cung cấp plutonium làm năng lượng cho con tàu cũng sẽ hết và các thiết bị nó mang theo cũng ngừng hoạt động.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vào một thời điểm nào đó sau năm 2025 con tàu sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn mà không có đủ năng lượng để vượt qua không gian bao la trước khi quay trở về Trái Đất.
Nhưng dù ngày Voyager 2 vĩnh viễn ngừng hoạt động có đến thì tên tuổi của nó vẫn còn tồn tại mãi mãi, bởi nó là con tàu viễn thám cuối cùng mang tên Voyager.
Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG