Tàu tắc ở cảng, luồng lạch không được cấp phép nạo vét

Một tàu tải trọng lớn đang bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cái Mép.
Một tàu tải trọng lớn đang bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cái Mép.
TP - Cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) có thể tiếp nhận tàu 18,300 TEU/165,000 DWT với điều kiện luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải phải đạt độ sâu 15m. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2017 đến nay, luồng hàng hải này đã bị bồi lấp chỉ còn sâu chưa đầy 12m khiến cho cảng biển lớn khu vực phía Nam này đứng trước nguy cơ bị các hãng tàu “quay lưng”, vì không đáp ứng được điều kiện cập cảng bốc dỡ hàng hóa.

Nguy cơ tàu bỏ cảng

Theo Cty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép, hằng tuần cảng tiếp nhận 20 chuyến tàu mẹ của các hãng tàu và liên minh các hãng tàu lớn nhất thế giới với kích cỡ tàu trung bình 9,000 TEU/130DWT. Trong đó, tàu mẹ đi châu Âu hàng tuần có kích cỡ 14,000 TEU/165,000DWT. Đầu năm 2017, khi luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải vào cảng Cái Mép được duy tu nạo vét đạt độ sâu 14m, cảng Cái Mép đã đón tàu 18,300 TEU/194,000 DWT. Thành công của chuyến tàu thử nghiệm này đã thể hiện năng lực của Cái Mép về điều kiện hàng hải, luồng lạch, năng lực về khai thác và quản lý. Tuy nhiên, đại diện Cảng Quốc tế Cái Mép cho biết, từ cuối năm 2017 đến nay, do luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải không được thực hiện duy tu nạo vét nên luồng hàng hải hiện chỉ đạt độ sâu 13m, thậm chí có những đoạn chỉ đạt 11,9m. Trong khi đó, các tàu mẹ ra vào khu cảng Cái Mép có mớn nước 15m. Hạn chế về luồng lạch đã khiến cho các tàu lớn có lúc không thể vào cảng Cái Mép.

  Ông Nguyễn  Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Cty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép cho biết, do luồng bị bồi lắng, các tàu ra vào cảng Cái Mép phải phụ thuộc vào chế độ thủy triều. “Hành trình của tàu liên tục bị ảnh hưởng có thể dẫn đến hệ lụy là các hãng tàu sẽ sắp xếp lại các cảng, rời bỏ Cái Mép chuyển về các cảng khác trong khu vực, Cái Mép sẽ không còn hấp dẫn và Việt Nam đang tự chuyển thế cạnh tranh cho các nước khác. Hàng hóa lại phải trung chuyển đến các cảng ở Singapore, Malaysia… để kết nối với tàu mẹ”- ông Kỳ nói.

 Gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển hàng hóa tại cảng Cái Mép, đại diện Công ty CP Dịch vụ và vận tải biển Vũng Tàu cho biết: “Hiện tại, khi luồng không đủ độ sâu cho tàu ra vào cảng, tàu phải nằm tại cảng hoặc neo ngoài phao số 0 để chờ thủy triều lên mới có thể vào cảng. Có những tàu phải nằm chờ nước hơn 6 giờ mới có thể ra vào cảng”. Theo đại diện công ty này, do luồng không đủ độ sâu nên có tàu phải xếp ít hàng, số hàng hóa còn lại được xếp lên tàu nhỏ chở từ Việt Nam sang các cảng ở Singapore, Malaysia rồi tiếp tục xếp lại lên tàu. Điều này ảnh hưởng đến thời gian hành trình của tàu và làm giảm hiệu quả khai thác tàu. Chưa kể, bình quân mỗi tiếng đồng hồ chờ đợi để vào cảng, chủ tàu sẽ mất thêm hàng chục triệu đồng chi phí nhiên liệu.

Một đại diện của hãng tàu CMA-CGM tại Việt Nam cho biết, trong nửa năm trở lại đây, hãng tàu CMA- CGM đã phải hủy hơn 10 chuyến tàu mẹ trọng tải từ 14,000 TEU/140,000 DWT vào Cái Mép. Tàu sau khi lấy đầy hàng ở Trung Quốc, Singapore nhưng không thể vào Cái Mép vì luồng không đủ độ sâu, tàu chở hàng không thể trực tiếp cập cảng bốc xếp hàng hóa.

Mòn mỏi chờ... cấp phép

Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu dự án nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải năm 2017 đã được Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam bố trí kinh phí và giao cho Tổng Cty Đảm bảo Hàng hải miền Nam thực hiện trong năm 2017. Tuy nhiên, việc nạo vét luồng chưa thực hiện được là do vướng mắc về thủ tục cấp “giấy phép nhận chìm ở biển”.

Phản ánh tình trạng khó khăn trên với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, theo kế hoạch hàng hải năm 2017 đã được Bộ GTVT phê duyệt, luồng tuyến hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải có khối lượng nạo vét khoảng 444.000m3. Vật liệu nạo vét được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận đổ ra biển tại khu A ngoài khơi Vũng Tàu. Đây là vị trí đã được tỉnh quy hoạch. Tuy nhiên theo luật Tài nguyên môi trường và hải đảo và luật Biển Việt Nam việc đổ vật liệu nạo vét hàng hải phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển để sử dụng phải do Bộ TNMT cấp phép. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay Bộ TNMT vẫn chưa xem xét cấp giấy phép cho công trình.

 Theo Bộ GTVT nguyên nhân việc chậm cấp phép nhận chìm ở biển luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải là do khu vực đề nghị nhận chìm bùn thải gần khu bãi tắm biển Vũng Tàu, trong khi các đánh giá tác động đến môi trường, hệ sinh thái, khu vực nuôi trồng thủy sản; các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường chưa được các đơn vị bổ sung, làm rõ.

Ông Lê Tuấn Quốc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Theo quy định, Bộ TNMT cấp giấy phép nhận chìm. Bộ cũng đã thống nhất được với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là lấy quy hoạch của tỉnh để tiến hành nạo vét. Vì vậy, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giao Sở TN-MT thực hiện các thủ tục theo quy định, nhưng đến nay vẫn đang chờ đợi.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.