Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ'

Một chiếc tàu săn ngầm Indonesia đã suýt bị chìm sau khi đâm phải “vật thể lạ” không xác định dưới mặt nước, vụ việc bị giấu giếm suốt nhiều tuần.
Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 1

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông địa phương, một chiếc tàu săn ngầm Indonesia đã suýt bị chìm trên vùng biển gần căn cứ hải quân Sumatra sau khi đâm phải một "vật thể lạ" không xác định dưới biển. Điều đáng nói, vụ việc này đã xảy ra từ hôm 13/5 nhưng Hải quân Indonesia giấu giếm, không công bố, mãi tới khi rò rỉ thông tin trên các mạng xã hội thì lãnh đạo quân đội nước này bắt buộc công bố hôm 30/5.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 2

Hiện chưa rõ động cơ tại sao Hải quân Indonesia lại giấu giếm việc chiếc tàu săn ngầm gặp nạn. Cũng chưa rõ chiếc tàu gần 1.000 tấn này đã đụng phải cái gì dẫn tới việc bị thủng thân khiến nước tràn vào tàu. Các hình ảnh ít ỏi cho thấy, phần lớn boong trước tàu đã nằm trong làn nước biển.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 3

Chiếc tàu này được xác định là tàu hộ vệ săn ngầm KRI Lambung Mangkurat (số hiệu 374) nằm trong số 16 chiếc tàu chiến lớp Parchim Project 133 được Indonesia mua lại Cộng hòa Liên bang Đức năm 1992.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 4

Tàu chiến Parchim Project 133 vốn là tài sản của Cộng hòa Dân chủ Đức trước khi sát nhập CH Liên bang Đức. Hiện tại, sau khi chiếc 374 này gặp nạn, Hải quân Indonesia chỉ còn trong tay 14 chiếc, cách đó nhiều năm một chiếc đã bị cháy và chìm.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 5

Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Parchim do Liên Xô thiết kế, nhưng được đóng tại Đông Đức. Nó phục vụ cho cho vai trò tuần tra chống ngầm ven biển, đối phó với tàu ngầm nhỏ U-206 của Hải quân Tây Đức. Năm 1992, Indonesia đã mua lại 16 chiếc này với đơn giá chỉ 12,7 triệu USD (tỷ giá thời đó), việc nâng cấp trước khi bàn giao chủ yếu là thay thế hệ thống điều hòa nhiệt độ và thay mới động cơ.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 6

Loại tàu chiến săn ngầm này có lượng giãn nước toàn tải 950 tấn, dài 72,5m, rộng 9,4m, mớn nước 4,6m, thủy thủ đoàn 80 người.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 7

Tàu được trang bị hỏa lực phòng không và chống ngầm tầm ngắn, chủ yếu tác chiến ven biển, đi theo đội hình lớn, hoạt động độc lập khiến tính sống sót giảm thấp. Trong phòng không, lớp tàu này được trang bị một bệ pháo nòng kép AK-725 cỡ 57mm, một bệ pháo AK-230mm 2 nòng cỡ 30mm và tên lửa vác vai Strela-2M.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 8

Trong tác chiến chống tàu ngầm, lớp tàu này được trang bị hai bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000, 4 ống phóng ngư lôi 400mm và 12 bom chìm chống ngầm.

Tàu săn ngầm Indonesia suýt chìm sau khi đâm 'vật thể lạ' ảnh 9

Bom chống ngầm phản lực RBU-6000 có thể dùng để tiêu diệt tàu ngầm ở cự ly đến 6km, chống được ngư lôi và cả người nhái phá hoại, khi cần thậm chí có thể dùng để công kích bờ biển mục tiêu.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG