> Mỹ sắp chế tạo tàu ngầm 'siêu tàng hình'
Một loại tàu phá mìn của Mỹ được cử tới hoạt động tại vùng Vịnh. Ảnh: Wikipedia. |
Các khu vực hoạt động của bốn tàu dò mìn này gồm vịnh Ba Tư, vịnh Oman, biển Đỏ và một số khu vực ở Ấn Độ Dương. Hoạt động quân sự của hải quân Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh cho Hạm đội hải quân số 5, đồng thời nhằm đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển.
Tuy nhiên căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây về chương trình hạt nhân đang dấy lên lo ngại rằng Iran có thể chặn tuyến đường trên eo biển Hormuz, một tuyến đường vận chuyển quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo tờ Chicago Tribune, hơn một phần ba các giao dịch đường biển đều đi qua eo biển Hormuz gây tắc nghẽn và đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Tăng cường sức mạnh quân sự
Hiên nay, Mỹ đã có thêm 361 tên lửa hành trình Tomahawlk, trong đó 238 tên lửa thuộc quản lý của Hạm đội Hải quân số 5.
Mỹ đang nắm trong tay 361 tên lửa hành trình Tomahawlk. Ảnh: Sawfnews.com. |
Theo Ynetnews, tất cả các tên lửa trên được thiết kế để phóng từ các tàu ngầm và từ các tàu hải quân của hạm đội số năm có trụ sở tại Bahrain, phía đông Iran.
Mỹ cũng đang có kế hoạch duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể tại Trung Đông, trong đó khoảng 13.500 quân lính Mỹ sẽ đóng tại Kuwait, mục đích là để giữ quyền bá chủ trong khu vực.
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đang xem xét mối quan hệ với sáu quốc gia thuộc khu vực Hợp tác vùng Vịnh. Cơ quan này sẽ lên kế hoạch để tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực sau khi Washington rút quân hoàn toàn khỏi Iraq.
Báo cáo trên tờ New York Times hồi tháng 11 năm ngoái rằng, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch lâu dài để ‘củng cố sự có mặt của quân đội Mỹ” bao gốm cả việc đối phó với Iran. Hoạt động quân sự đối phó với quốc gia đang gây tranh cãi về chương trình hạt nhân sẽ được Mỹ áo dụng bằng cách tăng cường lực lượng hải quân trên các vùng biển quốc tế trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng cho biết khoảng 40.00 quân lính tại khu vực Trung Đông sẽ rút quân sau khi lực lượng ở Iraq về nước. Mỹ cũng đang cắt giảm sự hiện diện quân sự ở châu Âu, chỉ để lại khoảng 68.000 binh lính.
Châu Á "đón" tàu chiến hiện đại của Mỹ
Chỉ huy hạm đội thái Bình Dương của Mỹ mới đây cho hay, hải quân Mỹ sẽ gửi tàu và máy bay tiên tiến nhất tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương nhằm tăng cường sự hiện diện tại khu vực này.
Việc hải quân Mỹ triển khai tàu chiến và máy bay tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương nằm trong chính sách tăng cường 60% tàu chiến tới khu vực này cho tới năm 2020 mà Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đưa ra hồi tháng trước.
Đô đốc Cecil Haney cho biết Singapore là quốc gia đầu tiên mà tàu chiến Mỹ hướng tới. Ông cũng cho biết, các loại tàu chiến có chức năng hoạt động khác nhau sẽ được gửi sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm tới.
Loại tàu sẽ triển khai là tàu Littoral Combat Ship (LCS) có khả năng hoạt động ở khu vực nước nông. Đối với phi đội máy bay EA-18G, chúng có thể gây cản trở cho hệ thống phòng không của đối phương, đặc biệt tốc độ bay của nó nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Phi đội máy bay EA-18G sẽ được Mỹ triển khai tại châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh: Wikipedia. |
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng triển khai loại tàu ngầm lớp Virginia tiên tiến nhất. Hiện một số chiếc đang nằm ở căn cứ Trân Châu Cảng.
Hiện nay, Mỹ đang sở hữu khoảng 285 tàu chiến các loại với 50% ở Đại Tây Dương, 50% ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu sẽ giảm trong thời gian tới do nhiều tàu đã xuống cấp trầm trọng.
Mỹ cũng đang nắm trong tay 11 tàu sân bay, trong đó sáu chiếc đã được chuyển giao để tới khu vực Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 2-6, Singapore và Mỹ đã thông qua kế hoạch cho phép Hải quân Mỹ triển khai bốn tàu LCS tới quốc gia Đông Nam Á này từ tháng 2- 2013.
Nguyễn Thủy