Tăng cường quản lí công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được nhiều phản ánh, vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan đến tự công bố và đăng kí bản công bố sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lí của địa phương như: phân loại sản phẩm là thực phẩm bổ sung hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe; trình tự, thủ tục tự công bố và đăng kí bản công bố thực phẩm.

Trước tình hình trên, để tăng cường công tác quản lí công bố sản phẩm thuộc thẩm quyền địa phương quản lí, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm, Ban Quản lí an toàn thực phẩm và các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố tăng cường triển khai thực hiện việc phân loại sản phẩm, tiếp nhận tự công bố và đăng kí bản công bố các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lí của địa phương theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 7, Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lí.

Văn bản nêu rõ, theo quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lí an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lí.

Tăng cường quản lí công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ảnh 1

Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, UBND cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và quản lí hồ sơ tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biên thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; cấp Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế đố ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chỉ yêu cầu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và không quy định kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, nhưng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải kê khai chỉ tiêu chất lượng chủ yếu vào mục II Bản công bố sản phẩm quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Phiếu kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị tăng cường công tác hậu kiểm sau khi tổ chức, cá nhân tự công bố và đăng kí bản công bố, tránh việc tự công bố không đúng phân loại sản phẩm như tự công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng trên các ứng dụng trên mà chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố hoặc chưa nộp bản tự công bố đến cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước duyệt đội quân danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc chủ trì giao lưu hữu nghị tại Lạng Sơn
TPO - Sáng 17/4, Thượng tướng Đổng Quân - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, dẫn đầu đoàn đại biểu quân đội nước bạn nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tham gia thực hiện nhiều nội dung chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm

Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm

TPO - Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội, trong gần 600 loại sữa giả cơ quan công an thông tin, qua rà soát có 71 sản phẩm được đăng ký công bố tại Hà Nội. Chi cục này từng kiểm tra các mẫu của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhưng chưa phát hiện vi phạm.
Công an phát hiện đường dây sản xuất hàng trăm loại sữa giả

Lộ đường dây sữa giả: Cái bẫy mang tên 'chuyên gia dinh dưỡng'

TP - Gần 600 sản phẩm sữa giả được sản xuất và đưa ra thị trường bởi hai công ty dược phẩm, nhắm thẳng vào nhóm người bệnh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Không chỉ có dấu hiệu lừa đảo trắng trợn, vụ việc còn khiến dư luận phẫn nộ bởi sự tiếp tay từ những đoạn quảng cáo gắn với hình ảnh bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và người nổi tiếng.
Ca bệnh hiếm báo động thói quen sinh hoạt thiếu an toàn

Ca bệnh hiếm báo động thói quen sinh hoạt thiếu an toàn

TPO - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp hiếm gặp khi một bệnh nhân nữ, N.N.T, 53 tuổi, trú tại Hà Nam đến khám với tình trạng đau nhức mắt kéo dài, cảm giác cộm như có dị vật, chảy nước mắt liên tục và ngứa râm ran.
Cảnh báo giả mạo giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025' lợi dụng hình ảnh Bệnh viện K để trục lợi

Cảnh báo giả mạo giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025' lợi dụng hình ảnh Bệnh viện K để trục lợi

TPO - Ngày 15/4, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K cho biết, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện các fanpage và bài viết quảng bá giải chạy mang tên “Vì bệnh nhi ung thư 2025”, kèm theo đó là lời kêu gọi người dân nộp tiền đăng kí tham gia sự kiện.