Tảng băng trôi này dài 170km, rộng 25km, hiện là tảng băng lớn nhất thế giới và được chụp bởi Copernicus Sentinel, một chòm sao hai vệ tinh của Liên minh châu Âu quay quanh các cực của Trái đất.
Các vệ tinh xác nhận một quan sát trước đó được thực hiện bởi Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, tổ chức đầu tiên nhận thấy sự tách rời này.
Bởi vì tảng băng này sinh ra đã nổi trên mặt nước, nên việc nó tách ra khỏi Nam Cực sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển. Tuy nhiên, tảng băng này sẽ làm chậm dòng chảy của sông băng và dòng băng ra biển.
Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) ở Colorado, Mỹ lục địa Nam Cực, nơi đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn phần còn lại của hành tinh, chứa đủ nước đóng băng để nâng mực nước biển toàn cầu lên 60 mét.
Các vệ tinh sẽ tiếp tục theo dõi tảng băng mới, giống như chúng đã làm đối với A-68A, tảng băng lớn nhất thế giới trước đây. Sau khi tách ra khỏi lớp băng ở Nam Cực vào năm 2017, A-68A đã bị cuốn trôi bởi các dòng hải lưu vào năm 2020 và suýt va chạm với Đảo Nam Georgia, nơi sinh sản của hải cẩu và chim cánh cụt.