Tân Trào là địa danh thiêng liêng gắn bó lịch sử dân tộc

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, dự và trao bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cho tỉnh Tuyên Quang Ảnh: TTXVN
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, dự và trao bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cho tỉnh Tuyên Quang Ảnh: TTXVN
TP - Sáng 16-8, Lễ công bố Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã diễn ra tại quảng trường Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).

> Những uẩn khúc cần được làm rõ

Dự buổi lễ có đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận.

67 mùa thu cách mạng đã qua, truyền thống của quê hương Tuyên Quang vẫn luôn được ghi nhớ với một niềm tự hào to lớn. Tháng 5-1945, Bác Hồ rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một lần nữa lịch sử giao phó cho Tuyên Quang sứ mệnh là Thủ đô kháng chiến - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, và nhiều cơ quan cấp cao đóng trụ sở, lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến, tại Tuyên Quang đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Hồng Anh nói: “Gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của cách mạng Việt Nam, Tân Trào - Tuyên Quang đã trở thành địa danh thân thiết và thiêng liêng, gắn bó với lịch sử dân tộc. Việc quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là sự tôn vinh, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước về vị trí vai trò, ý nghĩa lịch sử của khu di tích, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG