Phát hiện trên thuộc về công của nhóm chuyên gia quốc tế thuộc Trung tâm Khảo cổ Đại học Southamton (Anh) khi đang tham gia Dự án Black Sea MAP, nghiên cứu những thay đổi trong môi trường cổ đại ở khu vực biển Đen.
Dự án trên kéo dài suốt 3 năm qua. Nhóm nghiên cứu tiết lộ, trong quá trình sử dụng robot dưới nước để khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dọc theo bờ biển Bungari, họ tình cờ bất ngờ phát hiện một nghĩa địa xác tàu đắm trong lòng Biển Đen.
Tổng cộng 60 xác tàu đã được tìm thấy ở vị trí cách mặt nước biển 150m. Hầu hết có niên đại khoảng 1.300 năm tuổi, nhưng xác tàu lâu đời nhất lên đến 2.500 năm, và hầu hết đến từ các nền văn minh La Mã, Hy Lạp và Ottoman.
Giáo sư Jon Adams thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, dự án đang bước vào chặng cuối của cuộc thám hiểm thứ 3, hoàn thành khảo sát hơn 1.300 km, thu thập 100 mẫu vật lõi trầm tích và khám phá thêm 20 xác tàu mới. Trong hai chuyến thám hiểm trước đó, nhóm tìm thấy 40 xác tàu.
Bởi vì Biển Đen hầu như không có ánh sáng hay oxy, ít sự sống có thể tồn tại, nên hầu hết các xác tàu đều trong tình trạng gần như hoàn hảo. Thậm chí, nhiều tàu có cấu trúc vốn chỉ mới được biết đến qua các bản vẽ hoặc mô tả bằng văn bản, chưa từng có ai nhìn thấy trên thực tế bao giờ.
Các chạm khắc trên gỗ của một số xác tàu, chủ yếu là tàu thương mại, vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều thế kỷ.
Nhiều con tàu có cột buồm vẫn đứng vững, bánh lái còn nguyên và các thiết bị, thùng hàng nằm trên boong. Trong một con tàu La Mã 2.000 tuổi, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy sợi dây thừng còn nguyên vẹn.
Nhóm nghiên cứu lặn sâu xuống biển để trực tiếp quan sát các di tích từ thời Trung cổ.
Họ nhận định, phát hiện này thực sự là thành công lớn và "không gì có thể sánh được".
Nhóm thám hiểm đã hai phương tiện điều khiển từ xa (ROV) để khảo sát đáy biển. Các chuyên gia cũng trực tiếp lặn sâu xuống biển khi phát hiện các xác tàu. Ngoài ra, tất cả đồ tạo tác nhóm nghiên cứu phát hiện đều được in lại bằng máy in 3D thuộc loại chi tiết nhất thế giới.
Vị trí của nghĩa địa xác tàu và nhiều thông tin chi tiết khác vẫn được giữ kín để đảm bảo cho di tích lịch sử giữ nguyên hiện trạng và không bị tổn hại.