Tâm lý kỳ thị của một số người trong cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV còn nặng nề

Trẻ nhiễm HIV được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ Linh Xuân (TPHCM). Ảnh: Vân Sơn
Trẻ nhiễm HIV được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ Linh Xuân (TPHCM). Ảnh: Vân Sơn
Ông Phạm Đình Giang, Giám đốc Trung tâm giáo dục Lao động Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tâm lý kỳ thị của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV còn nặng nề, làm ảnh hưởng nhiều đến việc trẻ hòa nhập cộng đồng.

Đang có rất nhiều trẻ em nhiễm HIV bị thiệt thòi

Ông Phạm Đình Giang, Giám đốc Trung tâm giáo dục Lao động Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Tâm lý kỳ thị của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV còn nặng nề, làm ảnh hưởng nhiều đến việc trẻ hòa nhập cộng đồng.

Hiện nay, nước ta có tới 6.800 em nhỏ bị nhiễm HIV, cùng khoảng gần 42.000 trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm và hơn 73.000 trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS.

Hậu quả của kỳ thị, phân biệt đối xử là sự xa lánh, ruồng bỏ của cộng đồng khiến trẻ em nhiễm HIV/AIDS dễ bị tổn thương, không muốn tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị. Các em không tự tin, sống khép mình, thường lảng tránh bạn bè, ngại tiếp xúc với mọi người vì sợ bị phân biệt. Điều này càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Chính vì sự kỳ thị mà bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm, khiến việc nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của trẻ và gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS luôn là một bài toán khó với các cấp chính quyền và những người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nỗi sợ hãi bị bà con hàng xóm “tẩy chay” khiến những gia đình có con em bị HIV không muốn “lộ’ chuyện các cháu bị bệnh. 

Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ của cộng đồng dân cư nơi Trung tâm đóng không chấp nhận sự phát triển bình thường cả những quyền lợi chính đáng của trẻ. 

Trường hợp chị N.T. O (Yên Bái) là một ví dụ. Khi biết chồng mình bị HIV, chị N.T. O. đã bỏ nhà ra đi, để mặc cho cô con gái mới 7 tuổi chăm sóc. Phải chăm bố bị căn bệnh lây truyền mà không được ai hướng dẫn cách phòng tránh, cháu B. đã bị nhiễm HIV lúc nào không hay.

Khi biết cháu B. bị nhiễm HIV, các phụ huynh trong lớp đồng loạt gửi đơn xin chuyển trường cho con, vì sợ con cái lây nhiễm do chơi đùa với cháu B.

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV của phụ huynh, nhà trường như với cháu B. vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi và là rào cản không nhỏ trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm “căn bệnh thế kỷ” ở nước ta.

Ông Phạm Đình Giang, Giám đốc Trung tâm giáo dục Lao động Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Tâm lý kỳ thị của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV còn nặng nề, làm ảnh hưởng nhiều đến việc trẻ hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ của cộng đồng dân cư nơi Trung tâm đóng không chấp nhận sự phát triển bình thường cả những quyền lợi chính đáng của trẻ. 

Vì thế, nhiều gia đình ở các tỉnh đã không điều trị tại địa phương mà đưa về TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, khiến chi phí nhiều hơn, nên không thường xuyên cho trẻ đi khám, hoặc bỏ điều trị. Nhiều trẻ sống trong gia đình có bố mẹ, người thân nhiễm HIV/AIDS chưa được đưa đi xét nghiệm định kỳ phát hiện HIV do kinh tế khó khăn, thiếu phương tiện đi lại, hoặc chưa nhận thức hết sự cần thiết phải xét nghiệm để phòng ngừa và phát hiện sớm lây nhiễm.

Các dịch vụ xã hội dành cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS chất lượng còn kém

Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết việc nuôi dưỡng trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị lây nhiễm từ mẹ, nhưng hiện nay ngành y tế nhiều địa phương như Đồng Nai, Kiên Giang đã không duy trì được chính sách hỗ trợ sữa thay thế cho trẻ do không còn nguồn tài trợ từ tổ chức quốc tế. Thiếu thông tin về trẻ HIV và khó khăn trong tiếp cận trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV cũng là rào cản khiến nhiều trẻ chưa được tiếp cận chính sách hỗ trợ này. 

Các dịch vụ xã hội dành cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đã hình thành, nhưng chất lượng còn hạn chế, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ dạy nghề cũng như hỗ trợ việc làm cho trẻ sau khi tốt nghiệp nghề. Điều này được đại diện của Sở Y tế Thái Nguyên và Hải Phòng -2 địa bàn có số trẻ em nhiễm HIV/AIDS cao – đưa ra.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, hơn 10 năm mở rộng điều trị HIV/AIDS cho trẻ em, Việt Nam luôn được WHO đánh giá cao về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở điều trị HIV/AIDS cho trẻ chưa do các bác sĩ chuyên khoa nhi chăm sóc, cơ sở điều trị chưa phù hợp với qui định của Luật Khám, chữa bệnh và luật BHYT, nên không tận dụng được nguồn chi trả từ BHYT cho một số xét nghiệm hỗ trợ điều trị ARV cho trẻ trong khi đa số trẻ bị nhiễm HIV/AIDS là trẻ em nghèo. 

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.