Tại sao Kharkiv nổi tiếng về văn thơ, nghệ thuật lại trở thành chiến trường khốc liệt?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đối với người Ukraine, Kharkiv là một thành phố nổi tiếng với thơ ca, nghệ thuật, thương mại, công nghiệp, khám phá khoa học và giờ đây trở thành một trụ cột trong cuộc chiến vì tương lai của Ukraine.

Chỉ cách Nga 40 km, thành phố lớn thứ hai của Ukraine đã phải đối mặt một số trận đánh ác liệt nhất kể từ khi quân đội, xe tăng và máy bay chiến đấu của Nga tràn qua biên giới hôm 24/2. Trong sương mù chiến tranh, không có con số thương vong chính thức cho Kharkiv, nơi một số sân chơi và tòa nhà chung cư đã hứng bom rơi đạn lạc.

Hôm 27/2, các lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát thành phố 1,5 triệu dân trong một thời gian ngắn, nhưng vài giờ sau đó bị binh sĩ Ukraine đánh bật. Nhưng Mátxcơva khó có thể từ bỏ cuộc tấn công Kharkiv, một thành phố mà cư dân chủ yếu nói tiếng Nga đã trở thành trung tâm trong bước tiến của Nga về phía đông, đặc biệt là khi nước này đối mặt khó khăn khi đánh chiếm thủ đô Kiev.

Tại sao Kharkiv nổi tiếng về văn thơ, nghệ thuật lại trở thành chiến trường khốc liệt? ảnh 1

Cư dân thành phố Kharkiv. Ảnh: Ukraine Forum.

"Mỏ neo" mặt trận phía đông

Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại CNA, một tổ chức nghiên cứu và phân tích phi lợi nhuận có trụ sở tại bang Virginia của Mỹ, nói: “Chiến dịch quân sự của Nga dựa trên ý kiến rằng họ có thể giành thắng lợi nhanh chóng, sẽ không gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ”. Tuy nhiên, phần phía đông của Ukraine thực sự khác biệt với các khu vực khác. Ông Kofman gọi Kharkiv là “chiếc mỏ neo” đang trấn giữ mặt trận phía đông.

Khi đặt tầm nhìn vào Kharkiv, Điện Kremlin có thể tin rằng họ sẽ ít gặp phải sự phản kháng hơn vì dân số chủ yếu nói tiếng Nga, vốn được cho là có thiện cảm hơn với Mátxcơva. Nhiều người ở Kharkiv có gia đình hoặc kinh doanh ngay bên kia biên giới.

Khi các cuộc bắn phá của Nga ở đây ngày càng gia tăng, Kharkiv có thể là một dấu hiệu của giai đoạn tiếp theo, thậm chí đẫm máu hơn trong cuộc chiến sau khi hy vọng của Nga về một chiến thắng nhanh chóng đã tiêu tan, ông Kofman nói. “Các lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc chiến khá mạnh mẽ… nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Các lực lượng Nga chưa cố gắng đánh chiếm Kharkiv”, ông nói.

Ông Kofman cho rằng, thêm nhiều bộ binh kết hợp các cuộc oanh tạc nặng nề hơn vào thành phố “có thể chứng tỏ sức tàn phá hoàn toàn” đối với dân thường và cơ sở hạ tầng. Kharkiv từ lâu đã được coi là một mục tiêu vì trước đó Nga đã tập trung lực lượng tại một khu vực tập trung ở Belgorod, chỉ cách thành phố 90 phút về phía đông bắc.

Khi đặt tầm nhìn vào Kharkiv, Điện Kremlin có thể tin rằng họ sẽ ít gặp phải sự phản kháng hơn vì dân số chủ yếu nói tiếng Nga, vốn được cho là có thiện cảm hơn với Mátxcơva. Nhiều người ở Kharkiv có gia đình hoặc kinh doanh ngay bên kia biên giới.

Olga Skabeyeva, một người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga, nói tuần trước: “Người dân ở thành phố Kharkiv chỉ có một vấn đề với quân đội Nga: Làm gì lâu vậy?”.

Bốn ngày qua ở Kharkiv, người Ukraine đã tập hợp lại với nhau dưới sự đe dọa chung của các cuộc không kích.

Các lực lượng Ukraine ban đầu đã kìm chân binh sĩ Nga ở vòng ngoài thành phố. Một số hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy khí tài quân sự Nga bị phá hủy ở vùng ngoại ô của Kharkiv.

Vào đêm thứ Bảy và sáng Chủ nhật, các cuộc pháo kích dữ dội của Nga - chủ yếu từ các hệ thống tên lửa phóng loạt - đã bắn phá khu vực đông bắc của thành phố. Chủ nhật, các phương tiện quân sự của Nga đã lăn bánh vào Kharkiv.

Đến chiều Chủ nhật, sau nhiều giờ đọ súng, thành phố lại về tay người Ukraine. Chữ “Z” mà phía Nga đặt trên các phương tiện quân sự của họ để ngăn chặn tình trạng “quân ta bắn quân mình” đã vô tình khiến người dân Kharkiv chú ý hơn. Trên Telegram, họ đăng các vị trí quân Nga mà họ nhìn thấy đang tiến vào thành phố để cho quân đội và Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của Ukraine biết.

Chiều thứ Bảy, vài giờ trước khi Kharkiv phải đối mặt cuộc tấn công mạnh nhất vào thành phố, hàng trăm người đã đến trụ sở lực lượng Phòng thủ Lãnh thổ của Kharkiv để tình nguyện tham gia lực lượng dự bị dân sự và lấy súng để chống lại cuộc tiến công của Nga.

Viktor Trubchanov, một nhà hoạt động và là thành viên đơn vị Phòng thủ Lãnh thổ địa phương, ước tính nhóm này có ít nhất 700 thành viên. “Không ai mong đợi nhiều người tình nguyện như vậy, và rất tiếc là chúng tôi đã không chuẩn bị đúng cách cho điều đó. Hiện chỉ huy đã được đủ quân phục, vũ khí, đồ dự phòng và tất cả những gì cần thiết”, ông Trubchanov nói.

Tại sao Kharkiv nổi tiếng về văn thơ, nghệ thuật lại trở thành chiến trường khốc liệt? ảnh 2

Một chiếc xe quân sự của Nga bốc cháy cạnh thi thể một người lính ở Kharkiv, Ukraine ngày 27/2. Nguồn: Times of Israel.

Thành phố thăng trầm

Kharkiv có thể đã đi theo cách khác. Tám năm trước, khi những người biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych để ủng hộ một chính phủ nghiêng về châu Âu, nhà lãnh đạo bị thất sủng lần đầu tiên chạy trốn từ Kiev đến Kharkiv trước khi đi tiếp đến Nga.

Tám năm chiến tranh giữa phe ly khai và lực lượng chính phủ Ukraine chỉ cách Kharkiv vài giờ về phía đông nam đã thay đổi tình cảm nhiều người nơi đây. Họ trở nên gần gũi hơn với phía Ukraine.

Cuối năm 2014, khi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn giành quyền kiểm soát các tỉnh Donetsk và Luhansk ở phía đông Ukraine, một nhóm đã nắm quyền kiểm soát Tòa thị chính Kharkiv trong thời gian ngắn, tuyên bố đây là Cộng hòa Nhân dân Kharkiv.

Tại một cuộc biểu tình ở Kharkiv năm 2015 kỷ niệm một năm từ khi Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, một quả bom đã phát nổ, giết chết hai người. Đó là một trong chuỗi vụ nổ làm rung chuyển thành phố những tháng hỗn loạn sau cuộc lật đổ. Nhưng phong trào nổi dậy cuối cùng thất bại.

Tám năm chiến tranh giữa phe ly khai và lực lượng chính phủ Ukraine chỉ cách Kharkiv vài giờ về phía đông nam đã thay đổi tình cảm nhiều người nơi đây. Họ trở nên gần gũi hơn với phía Ukraine.

Lịch sử của Kharkiv và các nguồn gốc của sự chia rẽ cũng như sức mạnh của nó trở nên rõ ràng, sâu sắc hơn. Ông Timothy Snyder, giáo sư lịch sử tại Đại học Yale (Mỹ), nói rằng, Kharkiv được thành lập vào năm 1654 và đời sống thành phố đã trở thành trung tâm của phong trào dân tộc Ukraine vào những năm 1820.

Kharkiv sau đó được chọn là thủ đô đầu tiên của Ukraine từ năm 1920 đến năm 1934. Vào những năm 1920, đây được xem là "trung tâm thế giới về văn hóa Ukraine”.

Kharkiv sau đó được chọn là thủ đô đầu tiên của Ukraine từ năm 1920 đến năm 1934. Vào những năm 1920, “nó là trung tâm thế giới về văn hóa Ukraine”, giáo sư Snyder nói.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô ban đầu ủng hộ sự phát triển nghệ thuật và văn học của thành phố, đến khi “thế hệ những người làm ra văn hóa Ukraine” này chết đi trong đợt khổ nạn những năm 1930, ông nói.

Theo giáo sư Snyder, nhiều người Ukraine bỏ mạng trong nạn đói 1932-1933, chủ yếu do chính sách tái phân phối và nông nghiệp không hợp lý gây ra. Theo ông, Kharkiv đã trở thành “thành phố mà những người nông dân phải chết” khi những người sắp chết đói tụ tập trong thành phố để ăn xin.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền địa phương ở Kharkiv bắt tay với Đức Quốc xã. Từ tháng 12/1941 đến tháng 1/1942, hàng nghìn người Do Thái ở Kharkiv bị bắn chết hoặc bị nhốt trong xe tải xả hơi ngạt.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền địa phương ở Kharkiv bắt tay với Đức Quốc xã. Từ tháng 12/1941 đến tháng 1/1942, hàng nghìn người Do Thái ở Kharkiv bị bắn chết hoặc bị nhốt trong xe tải xả hơi ngạt.

Tại sao Kharkiv nổi tiếng về văn thơ, nghệ thuật lại trở thành chiến trường khốc liệt? ảnh 3

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine kiểm tra một chiếc xe bộ binh Nga bị phá hủy sau cuộc chiến ở Kharkiv ngày 27/2. Ảnh: Getty Images.

MỚI - NÓNG