Tại sao cả tháng chỉ có 1 xe ô tô Pháp nhập về Việt Nam?

Với giá chỉ 97,4 triệu đồng tại thị trường Ấn Độ, mẫu xe crossover giá rẻ Kwid của Renault (Pháp) đã trở thành một trong những mẫu ô tô rẻ nhất trên thị trường thế giới hiện nay. Ảnh minh họa
Với giá chỉ 97,4 triệu đồng tại thị trường Ấn Độ, mẫu xe crossover giá rẻ Kwid của Renault (Pháp) đã trở thành một trong những mẫu ô tô rẻ nhất trên thị trường thế giới hiện nay. Ảnh minh họa
TPO - Với 2.967 ôtô từ nhập vào thị trường Việt Nam, Indonesia đã vượt qua Thái Lan dẫn đầu thị trường ô tô nhập khẩu trong tháng 8. Trong khi đó, Pháp đứng 'bét bảng' khi chỉ có 1 xe nhập về Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, Việt Nam nhập khẩu 7.831 ôtô, tăng gần 13% so với tháng trước. Tính lũy kế từ đầu năm, Việt Nam nhập 65.485 chiếc, tương đương 1,39 tỷ USD. Mức này giảm 5% về số lượng và 14% về giá trị so với tháng trước.

Đặc biệt, Thái Lan và Indonesia vẫn là 2 nước dẫn đầu về số lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam.  Từ đầu năm đến nay, số xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia chiếm trên 60% tổng lượng và gần 51% trị giá kim ngạch ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam bởi mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn so với những quốc gia khác.

Thống kê cho thấy, trong tháng 8, Việt Nam nhập khẩu 2.967 ôtô từ Indonesia, gấp gần 1,5 lần số xe Thái Lan được nhập khẩu cùng thời điểm (với 2.053 chiếc). Giá xe trung bình khi nhập khẩu về Việt Nam chênh lệch không lớn, dao động ở khoảng 18.000-19.000 USD.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, số xe từ thị trường Indonesia lên tới 15.540 chiếc, trị giá khoảng 277 triệu USD, tăng hơn 1.800 chiếc so với  cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó xe nhập Thái Lan đạt mức 23.843 chiếc, trị giá kim ngạch 431,8 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong tháng 8, đứng vị trí thứ 3 trong số các nước có xe nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc (806 chiếc); tiếp đó là Hàn Quốc (489 chiếc), Hoa Kỳ (339 chiếc), Nhật Bản (175 chiếc), Đức (102 chiếc), Anh (87 chiếc). Ấn Độ tụt xuống vị trí thứ 9 khi chỉ có 77 xe nhập vào Việt Nam.

Xét về lượng, lũy kế 8 tháng đầu năm, thứ tự các nước dẫn đầu ô tô nhập khẩu về Việt Nam như sau: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc (5.983 chiếc), Ấn Độ (5.299 chiếc), Trung Quốc (4.997 chiếc), Nhật Bản (2.409 chiếc)....Xe Pháp đứng vị trí bét bảng khi chỉ có 1 xe nhập trong tháng 8, cộng dồn được 19 xe nhập về 8 tháng đầu năm.

Về giá xe bình quân, xe Pháp đắt nhất với khoảng 156.000USD/chiếc; tiếp đó là xe Anh với 62.500USD/chiếc; Đức với 60.200USD/chiếc; Nga với 45.339USD/chiếc.

Theo các chuyên gia ô tô, xe châu Âu bán tại Việt Nam thường có giá cao do thuế suất thuế nhập khẩu cao và tiêu chuẩn cao. Thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ châu Âu về Việt Nam hiện nay từ 55-70% tùy loại, không được giảm vào năm 2018. Trong khi xe nhập từ ASEAN về được giảm thuế về 0%. Vì vậy, cạnh tranh rất khó khăn. Ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ Đức và Anh đại đa số đều mang các thương hiệu hạng sang hoặc siêu xe như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Land Rover, Jaguar hay Bentley…

Xét trên cả khía cạnh kim ngạch lẫn giá nhập khẩu thì ôtô Thái Lan và Indonesia đều chiếm lợi thế không nhỏ. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 2 quốc gia trong khu vực này đã giảm xuống còn 30% kể từ ngày 1/1/2017, giảm về 0% đầu năm 2018. Do vậy, xu hướng tiêu dùng ôtô xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia tại thị trường Việt Nam đang ngày càng rõ rệt.

Ấn Độ dù nắm lợi thế xe giá rẻ nhưng tương lai chắc chắn sẽ không thể theo kịp Thái Lan và Indonesia. Trong khi đó, ôtô nhập khẩu từ các nước khu vực châu Âu như Anh, Đức hay Pháp sẽ không nhiều thay đổi do thế mạnh xe cao cấp. Hầu hết các thương hiệu hạng sang đều chưa có nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á nên thuế ATIGA sẽ không có tác động.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.