TPO - Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ngày 19/8, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định xuất khẩu chính ngạch dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu.
TPO - Theo các doanh nghiệp, nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc đang tăng thu mua rau quả từ Việt Nam với mức tăng trưởng đều ở mức 2 con số trong nửa đầu năm. Dự báo, ngành rau quả có thể lập kỷ lục mới với mốc 7 tỷ USD trong năm nay.
TPO - Sầu riêng tươi Malaysia vừa chính thức có "visa" xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Với ưu thế sở hữu thương hiệu "vua sầu riêng" nổi tiếng, cuộc đua giành thị phần tại thị trường 1,4 tỷ dân ngày càng trở nên gay gắt.
TP - Việc thiếu kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản xuất đang khiến sầu riêng - mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam thời gian qua phải đối mặt với nỗi lo về việc có thể tạm dừng xuất khẩu.
TPO - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, qua kiểm tra tất cả các mẫu từ đất, nước, phân bón, hóa chất... liên quan đến các lô sầu riêng phía Trung Quốc cảnh báo, cơ quan chuyên môn không phát hiện mẫu nào vượt dư lượng chất cadimi.
TPO - Thời hạn mà Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các địa phương và doanh nghiệp báo cáo, xác định nguyên nhân việc sầu riêng nhiễm Cadimi là trước ngày 1/4. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cục Bảo vệ thực vật cho biết vẫn chưa có kết luận.
TP - Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cần sớm công bố kết quả xét nghiệm cadimi có trong lô phân bón nhập khẩu của doanh nghiệp và giải thích rõ ràng việc 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị phát hiện nhiễm kim loại nặng có nguồn gốc từ đâu? Trách nhiệm quản lý của Cục Bảo vệ thực vật cũng nên sớm được làm sáng tỏ để không làm ảnh hưởng đến thương hiệu của ngành hàng tỷ USD này.
TPO - Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chất cadimi thường có trong phân bón hóa học, tồn tại trong thành phần của phân bón chứa lân. Việc sầu riêng nhiễm cadimi có thể từ khâu trồng trọt do thói quen sử dụng phân bón hóa học của người trồng Việt Nam.
TPO - Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết đang đàm phán với Trung Quốc để thúc đẩy mở cửa cho dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và một số hoa quả có múi. Tín hiệu mở cửa trong năm 2024 rất tích cực.
TPO - Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam bất ngờ giảm tới 39% so với tháng trước, đạt gần 373 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam đang tích cực đàm phán với Trung Quốc để mở cửa thị trường thêm hàng loạt sản phẩm rau quả.
TPO - Việc hàng loạt trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã giúp ngành rau quả đạt kỷ lục hơn 5 tỷ USD sau 11 tháng. Các doanh nghiệp rau quả kỳ vọng việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện để xuất khẩu rau quả Việt Nam bùng nổ.
TPO - Trái ngược với bức tranh ảm đạm của nhiều ngành hàng, từ đầu năm đến nay nhiều mặt hàng nông sản ghi nhận kỷ lục mới, với kim ngạch xuất khẩu và giá bán cao.
TP - Sầu riêng còn xanh trên cây nhưng hơn tháng qua, đội ngũ “cò” (môi giới) đã mang tiền tới tận vườn đặt vấn đề mua cả vườn hoặc chốt với giá rất cao. Nạn trộm cắp hoành hành, nông dân phải lắp camera tại vườn để chống “sầu tặc”.
TP - Xuất khẩu sầu riêng đạt kết quả vượt ngoài mong đợi là tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, hiện có tình trạng chạy đua tăng nóng diện tích trồng có thể khiến ngành sầu riêng vỡ quy hoạch. Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng và thương hiệu để đạt giá bán cao và có chiến lược dài hơi để sầu riêng vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD thay vì đầu tư kiểu “ăn xổi” hiện nay.
Sầu riêng là cây trồng chủ lực có thế mạnh xuất khẩu của Đồng Nai. Với tổng diện tích trên 11,3 ngàn ha, Đồng Nai hiện đứng đầu khu vực Đông Nam bộ và đứng thứ tư cả nước về diện tích sầu riêng
TPO - Việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc liên tục lập kỷ lục đang khiến cuộc đua giành thị phần tại thị trường này thêm gay cấn. Thái Lan vừa thông báo thay đổi một số tiêu chí xuất khẩu để quyết tâm giữ "ngôi vương" tại thị trường tỷ dân.
TP - Tổng cục Hải quan vừa cho biết, chưa hết 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng hơn 63% so với cùng kỳ và gần bằng kim ngạch xuất khẩu cả năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay của ngành rau quả.
TPO - Với 1,2 triệu tấn trái cây ở các tỉnh phía Nam đang bước vào chính vụ, giá nhiều mặt hàng đang giảm mạnh khi nguồn cung dồi dào. Điển hình, giá sầu riêng sau một thời gian sốt, có thời điểm chạm mốc gần 200.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg.
TPO - Trong khi hầu hết mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều có dấu hiệu suy giảm mạnh, xuất khẩu rau quả đang có sự đảo chiều ngoạn mục. Các doanh nghiệp đầy ắp đơn hàng phải tăng ca, làm không hết việc. Còn các cửa khẩu phải tăng thời gian hoạt động đến 22 giờ mỗi ngày để tiếp nhận các xe hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
TPO - Sáng nay (17/3), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
TPO - Bà Phan Thị Trà My - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc - cho biết, vấn đề nông sản Việt cần đặc biệt quan tâm là xây dựng thương hiệu nông sản. "Một trái sầu riêng Việt hiện bán được 200.000 đồng/kg được xem là ở mức giá rất cao, Malaysia có loại sầu riêng bán được tới 1.000 USD/trái" - bà My nói.
TPO - Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, lượng rau quả xuất sang nước này đã tăng mạnh, đẩy giá thu mua nhiều loại nông sản tăng vọt. Điển hình, giá sầu riêng và thanh long Việt Nam hiện tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm năm ngoái giúp nông dân khai xuân phấn khởi.
TPO - Sau hơn 3 năm liên tục sụt giảm do ảnh hưởng COVID-19, xuất khẩu rau quả năm 2023 kỳ vọng bứt phá khi hàng loạt nghị định thư bắt đầu phát huy tác dụng. Ngành rau quả dự báo đạt khoảng 4 tỷ USD.
TPO - Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Trung Quốc vừa chấp thuận thêm 32 mã số vùng trồng và 5 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang nước này. Tuy nhiên, người dân và doanh nghiệp cần tỉnh táo khi xây lộ trình xuất khẩu, tránh chạy theo "cơn sốt" sầu riêng khi Thái Lan và Malaysia đang vào vụ thu hoạch.
TPO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, chỉ trong một tháng sau khi được xuất khẩu chính ngạch, trong tháng 10, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã tăng tới 4.000% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cả năm 2022 có thể đạt hơn 300 triệu USD.
TPO - Sắp tới, Hiệp hội doanh nghiệp Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) sẽ tổ chức một cuộc triển lãm và bán sầu riêng Việt Nam quy mô lớn tại thủ phủ Quảng Tây, chủ yếu thông qua mô hình "bán trước trực tuyến". Theo cách này trong tương lai, trái cây Việt Nam vừa được hái tại vườn, có thể doanh nghiệp đã bán xong hàng sang Trung Quốc.
TPO - Thái Lan kiểm tra gắt gao hơn các sản phẩm, những lô hàng dù xuất phát từ các cơ sở có mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu nhưng khi đến biên giới, hải quan nước này kiểm tra lần nữa về chất lượng...
TPO - Theo các doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng diện tích mã số vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc công nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cần mạnh tay xử lý những đơn vị giả mạo mã số vùng trồng, tránh mồ hôi công sức của ngành hàng "đổ xuống sông, xuống biển" khi còn chưa kịp mở cửa.