TPO - Việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo đẩy nguồn cung lúa gạo toàn cầu tăng, giá gạo thế giới trước viễn cảnh tiếp tục giảm trong đó có gạo Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, gạo Việt Nam ở phân khúc khác với gạo Ấn Độ và có chỗ đứng riêng nên không đáng ngại, thậm chí ở một góc độ nào đó còn có lợi cho gạo Việt.
TPO - Chính phủ Ấn Độ vừa chính thức thông báo cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm sau khi lượng gạo dự trữ tăng cao. Động thái này gây sức ép lên nguồn cung vốn đã dư thừa trên toàn cầu, khiến giá gạo Việt Nam và thế giới có nguy cơ tiếp tục giảm sâu.
TPO - Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm tới 14% về giá trị khi chỉ mang về 613 triệu USD. Điều này một phần do điểm yếu kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được giải quyết, lặp đi lặp lại mỗi mùa và đã nói nhiều năm nay vẫn chưa có giải pháp.
TPO - Quy định mới về thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc; quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; kinh doanh xuất khẩu gạo; điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản... có hiệu lực từ tháng 3/2025.
TPO - Gạo là lương thực chính của 3 tỷ người, toàn cầu có 117 nước và vùng lãnh thổ trồng lúa nhưng trên 90% gạo được sản xuất và tiêu thụ ở châu Á. Riêng Việt Nam, trong 35 năm qua đã xuất khẩu hơn 158 triệu tấn gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
TP - Giá gạo xuất khẩu xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, kéo giảm giá lúa trong nước khiến doanh nghiệp, nông dân, thương lái gặp khó, khi lúa Đông Xuân - vụ chính trong năm tại ĐBSCL bước vào thu hoạch.
TPO - Từ ngày 1/3, Bộ Công Thương sẽ xem xét, thu hồi giấy chứng nhận xuất khẩu gạo trong trường hợp sau 45 ngày bộ này ban hành văn bản đôn đốc nhưng không nhận được báo cáo từ thương nhân. Một số quy định về quyền và trách nhiệm kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân cũng có thay đổi.
TPO - Tập đoàn Tân Long là doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính với nhiều yêu cầu kiểm định khắt khe về chất lượng như châu Úc, châu Âu; bên cạnh các thị trường truyền thống khác như Philippines, Malaysia, châu Phi, châu Đại dương.
TPO - Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã cán mốc trên 5 tỷ USD - mức cao nhất lịch sử. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam là Indonesia có thể sẽ ngừng nhập khẩu gạo từ năm 2025 và đưa đất nước này đến mục tiêu tự cung tự cấp lương thực vào năm 2027. Đây được cho là 'tin xấu' có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta.
Gạo AAN vừa được lần thứ 2 liên tiếp vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 diễn ra tối 4/11, tại Hà Nội.
TPO - Thương vụ Việt Nam tại Philippines thuộc Bộ Công Thương cho biết, theo thông tin thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10, nước này đã nhập khẩu khoảng 3,68 triệu tấn gạo. Đây là mức nhập khẩu cao nhất thế giới, trong đó 80% là gạo Việt.
TPO - Thủ tướng phê bình 31 bộ, cơ quan T.Ư và 23 địa phương giải ngân thấp; GDP tăng vượt mọi dự báo thiệt hại bão số 3; chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện; cửa hàng SJC mở cửa nhưng không mua được vàng... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
TPO - Trong 9 tháng, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay. Theo các doanh nghiệp, việc chi tới gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo cho thấy nhu cầu gạo phục vụ cho chế biến ở nước ta hiện rất lớn.
TPO - Trong 9 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ USD. Song nhập khẩu gạo cũng tăng mạnh khi nước ta chi ra gần 1 tỷ USD.
Từ một nước phải nhập khẩu, Việt Nam lọt top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thu về vài tỷ USD mỗi năm. Giống lúa của nước ta nổi trội nên nông dân Thái Lan và Campuchia đua nhau trồng.
TPO - GS. Võ Tòng Xuân có đóng góp quan trọng trong tiến trình ngành lúa gạo Việt Nam chuyển mình từ một nước thiếu lương thực trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Những năm cuối đời, tuổi cao sức yếu, nhưng chưa thôi trăn trở về vựa lúa ĐBSCL, GS. Võ Tòng Xuân vẫn miệt mài, lặn lội khắp những cánh đồng, vườn cây, ao cá, hỗ trợ bà con nông dân…
TPO - Theo các doanh nghiệp, việc các đối tác truyền thống bất ngờ tăng nhập khẩu gạo hơn so với dự tính giúp nhu cầu trên thị trường tăng gạo. Điều này giúp giá gạo Việt liên tục tăng cao và trở lại vị cao nhất thế giới.
TPO - Theo các chuyên gia, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, giúp ngành gạo Việt Nam có một “nhạc trưởng” điều phối hoạt động chung của toàn ngành, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm.
TP - Theo các doanh nghiệp (DN), việc Phillippines giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo, tạo điều kiện cho gạo Việt Nam tiếp tục tăng cơ hội tại thị trường nhập khẩu gạo số 1 hiện nay. Tuy vậy, trong bối cảnh gạo Thái đang tìm cách tăng thị phần, các DN Việt cần tránh dìm hàng, giảm giá để cạnh tranh lẫn nhau, làm mất lợi thế như vừa xảy ra tại thị trường Indonesia.
TPO - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát thông tin đăng tải trên báo Tiền Phong về tình trạng doanh nghiệp Việt hạ giá gạo để trúng thầu xuất khẩu sang thị trường Indonesia.
TP - Việc một số doanh nghiệp (DN) Việt chạy đua bỏ giá thấp để có được hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia gần đây tạo những lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của ngành lúa gạo. Do đó, có ý kiến đề xuất cần cơ chế giá sàn khi đấu thầu gạo xuất khẩu, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên tuân thủ quy luật cạnh tranh tự do của DN.
TPO - Sau thời điểm Indonesia công bố doanh nghiệp Việt trúng thầu nhiều lô gạo lớn với giá thấp nhất, giá gạo Việt trên thị trường xuất khẩu liên tục giảm mạnh. Hiện, giá gạo Việt đã giảm tới 14 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với gạo Thái Lan và Pakistan.
TP - Việc một số doanh nghiệp (DN) Việt trúng thầu xuất khẩu gạo với khối lượng lớn là tin vui đối với ngành gạo. Tuy nhiên, mức giá mà các DN đưa ra lại thấp nhất trong số DN các nước tham gia đấu thầu. Liệu có tình trạng DN Việt phá giá để trúng thầu?
TPO - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết đã có văn bản hỏa tốc gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu xác minh thông tin doanh nghiệp xuất khẩu gạo 'bỏ thầu giá thấp'.
Tối 29/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thông tin về việc trúng thầu cung cấp 100.000 tấn gạo cho Indonesia, với giá 563 USD/tấn, thấp hơn 16 USD/tấn so với giá chào thầu.
TPO - “Khi chúng tôi đi hội chợ quốc tế, các bạn Trung Quốc trưng bày cả một không gian. Nhưng với Việt Nam, có những doanh nghiệp vẫn thuê riêng một góc, không đi chung với hiệp hội hay bộ, ngành. Rõ ràng, nếu bản thân các doanh nghiệp không thay đổi thì thì sẽ không thể đi xa được” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
TPO - Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời - vừa gửi lời xin lỗi đến bà con nông dân vì sự cố dòng tiền dẫn tới chậm thanh toán tiền thu mua lúa của bà con nông dân thời gian gần đây. Tập đoàn này cũng hoàn thành việc thanh toán toàn bộ số nợ mua lúa vào ngày 20/5.
TPO - Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
TPO - Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
TPO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.