TPO - Một hộ dân đã đấu nối nước trái phép trực tiếp từ ống phân phối chính (DN200) của hệ thống cấp nước sông Đà. Theo tính toán của đơn vị cấp nước, khối lượng thất thoát lên tới hơn 1 tỷ đồng.
TPO - Ngày 28/10, tại một số toà chung cư tại các quận: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông… Ban quản lý các toà nhà đã bắt đầu dán thông báo về việc nguồn nước sinh hoạt bị gián đoạn để người dân chủ động có kế hoạch sinh hoạt.
TPO - Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) bổ sung ngay giải pháp lắp đặt trạm bơm nước thô từ sông Đà (khi mực nước thấp) để lấy nước cho Nhà máy nước mặt sông Đà hoạt động; không phụ thuộc vào chế độ phát điện của nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
TPO - Theo dự kiến ban đầu thì năm 2018 Nhà máy nước mặt sông Hồng sẽ đưa vào vận hành, cung cấp nước. Thế nhưng đến thời điểm này, khu vực phía Nam sông Hồng, huyện Đan Phượng, Hoài Đức… vẫn đang “khát” nước sạch.
TPO - Khu vực ngoại thành phía Nam Hà Nội hiện chưa có nước sạch từ hệ thống cấp nước đô thị, chủ yếu sử dụng nước từ các trạm cấp nước địa phương. Tại huyện Sóc Sơn, 80% người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan.
TPO - Công ty CP nước sạch Sông Đà phát hiện sự cố tại vị trí Km21+350 lý trình tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà trên đường Láng - Hòa Lạc. Để khắc phục sự cố, Công ty CP nước sạch Sông Đà sẽ ngừng cấp nước từ 4 giờ ngày 2/8 để tiến hành sửa chữa. Thời gian dự kiến cấp nước trở lại là 14 giờ 30 ngày 2/8/2020.
TPO - Công ty VIWACO là đơn vị tiếp nhận nguồn nước sông Đà cung cấp cho khu vực Tây Nam Hà Nội (với hàng trăm nghìn hộ dân) thông báo thời gian dự kiến ngừng cấp nước tới khách hàng từ 11h - 16h30 ngày 24/7.
TPO - Ngày 8/7, Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch sông Đà (Viwasupco) phát đi thông báo về việc tạm ngừng cấp nước do sự cố tại Km27+500 Đại lộ Thăng Long trên tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà.
TPO - Trong trường hợp đường ống nước sông Đà gặp sự cố, thời gian cấp lại nước cho người dân được rút ngắn xuống chỉ còn 1 ngày do Hà Nội vừa đưa vào sử dụng trạm bơm Tây Mỗ, cùng với đó là nước bổ sung từ Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Thiết thực kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2020), ngày 26/3 tại hội trường Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội, Đoàn Thanh niên Công ty tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” với chủ đề “Phòng chống nCoV - đừng quên đi hiến máu”.
TPO - Ông Nguyễn Trọng Dương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền, thậm chí "công nghệ hiện đại giúp chúng ta hạ giá thành nước..."
TPO - Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch Tập đoàn Aqua One kiêm Chủ tịch Công ty Nước mặt Sông Đuống tập golf trong Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Đáng nói, bóng golf được đánh thẳng xuống hồ sơ lắng.
TPO - Thay vì phục vụ các vùng “trắng” nước sạch của thành phố theo quy hoạch, đơn vị cung cấp nước sạch sông Đuống lại “thỏa thuận ngầm” để bán nước cho các khu vực chung cư - vốn đang ổn định theo mạng của thành phố.
TPO - Cả 2 đơn vị “phải mua” nước từ Công ty sông Đuống đều cho rằng không đủ nguồn lực tài chính để mua nước. Đồng thời đề xuất UBND thành phố Hà Nội có phương án bù lỗ với số lượng nước mua từ Nhà máy nước mặt sông Đuống.
TPO - Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà vừa ban hành quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện công ty theo pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.
TPO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Công an Thành phố chủ trì cùng Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh cho hệ thống cấp nước thành phố.
TPO - UBND thành Hà Nội đã phê duyệt các quyết định ban hành Đề án đầu tư xây dựng các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025.
TPO - Đêm 28/10, đầu đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, quận Long Biên), đối diện Trung tâm thương mại Savico MegaMall xảy ra sự cố dò rỉ nước từ đường ống. Tuy nhiên, không đơn vị cấp nước sạch nào nhận đường ống này là của mình.
TPO - Chiều 22/10, Hà Nội thông báo nước sạch Sông Đà đã an toàn, có thể sử dụng để ăn uống. Tuy nhiên với nhiều người dân, họ vẫn chưa tin tưởng vào thông báo này.
TPO - Đối với cặn dầu, nhiều Cty chuyên xử lý môi trường cho biết, thường rất ít đơn vị nhận xử lý cặn dầu bởi cặn dầu là loại xử lý rất phức tạp và tốn nhiều chi phí.
TPO - Chiều 21/10, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục có báo cáo liên quan đến kết quả kiểm tra chất lượng nước tại 21 hộ gia đình và khu chung cư, cùng 4 mẫu nước lấy từ các điểm của nhà máy nước sông Đà.
TPO - Ngày 19/10, Sở Y tế Hà Nội thông tin nhanh về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của nhà máy nước Sông Đà. Đây là kết quả xét nghiệm đợt 4 kể từ sau khi sự cố này xảy ra.
TPO - UBND thành phố tiếp tục thành lập Đoàn công tác phối hợp với tỉnh Hòa Bình để giám sát việc khắc phục sự cố nhiễm bẩn dầu do các đối tượng đã đổ thải ra suối, việc hút váng dầu trên hồ Đầm Bài (tỉnh Hòa Bình).
TPO - Theo bản đồ vệ tinh từ Google maps cho thấy, trang trại lợn này nằm trên triền núi cao, gần khu vực hồ Đồng Bài - nơi cung cấp nguồn nước chính cho nhà máy nước sạch sông Đà (Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà - Viwasupco).
Trong quá trình phối hợp với Viwaco thau rửa bể ngầm, người dân tại một chung cư ở Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội) phát hiện nước tại đây có màu đen kịt, bốc mùi khét lẹt.
TPO - Liên quan đến vụ xả thải dầu bẩn vào đầu nguồn nước sạch sông Đà, cơ quan chức năng Hòa Bình cho biết, khối lượng thu gom khoảng 100 lít dầu, nước dính dầu; 7 bao tải có dính dầu khoảng 60 kg. Trong chiều nay, tỉnh Hòa Bình sẽ có buổi họp báo cung cấp thông tin thêm về những nội dung liên quan