TP - Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền đã làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số hạn chế nhất định. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhiệm kỳ này.
TP - Việc sửa đổi hiến pháp lần này sẽ bổ sung những vấn đề về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bỏ vai trò chủ quản của các bộ trong hoạt động kinh tế; nên nghiên cứu cơ chế bảo vệ hiến pháp, nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước…, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, nói.
TP - Tại phiên họp thứ 42 khai mạc sáng nay (13-7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ cho ý kiến về dự thảo tờ trình việc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 2 Khóa XI về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
TP - Một nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 2, khóa XI là xem xét chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Tiền Phong đã trao đổi với GS-TS Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội.