TPO - Liên tục có những ca phải nhập viện do nhiễm liên cầu lợn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về loại bệnh không thể coi thường này. Những người làm việc trong ngành chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người có vết thương khi tiếp xúc với thịt lợn bệnh và đặc biệt là những người có thói quen ăn tiết canh, thịt lợn chưa nấu chín kỹ đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
TPO - Ngày 7/5, PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết hiện Trung tâm tiếp nhận và điều trị cho 8 bệnh nhân là họ hàng trong gia đình được chuyển lên từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình vì nghi ngộ độc sau ăn tiết canh dê.
TPO - Ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết ghi nhận 2 ca mắc liên cầu khuẩn lợn. Đáng chú ý, trong đó có 1 trường hợp không ăn tiết canh lợn, không giết mổ lợn vẫn nhiễm khuẩn liên cầu.
TP - Hơn hai tuần Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận 12 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong đó có hai trường hợp tử vong vào ngày 20-2 do nhập viện quá muộn. Phần lớn bệnh nhân đều ăn tiết canh hoặc tràng lợn trần chưa chín.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Cam Chính xác nhận ngày 15-9-2011, trên địa bàn xã đã có 1 người tử vong do ăn tiết canh lợn. Đó là anh Nguyễn Hữu T. (32 tuổi), trú tại thôn Thiết Xá, xã Cam Chính (huyện Cam Lộ, Quảng Trị).
TP - Không ít bệnh nhân mắc liên cầu lợn nhập viện với biểu hiện bệnh nặng như hoại tử nhiều, phải thở máy do suy hô hấp. Đáng nói là có những bệnh nhân không tiếp xúc với lợn bệnh, không ăn tiết canh. Đã có sự biến đổi của vi khuẩn liên cầu lợn?
Liên cầu khuẩn ở lợn do Streptococcus suis gây ra và có khả năng lây lan sang người. Streptococcus suis là một liên cầu, có hình ô van, hình bầu dục, bắt màu Gram (+) và sắp xếp thành chuỗi.