TPO - Hoạt động làm đồ chơi bằng rơm rạ của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây, Hà Nội) được nhiều người dân địa phương hưởng ứng. Sau khi thu mua rơm rạ bỏ đi, anh phơi khô, làm sạch và chọn những cọng đẹp nhất để sáng tạo, biến tấu thành những con vật thân quen.
TPO - Tối 31/8, tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra sự kiện "Trung thu làng cổ" với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng khổng lồ, nhiều màu sắc.
TPO - Những chiếc đèn Trung thu khổng lồ được tạo hình theo các nhân vật lịch sử, con vật mà các em nhỏ yêu thích là điểm nhấn thu hút người dân và du khách tại làng cổ Đường Lâm dịp Trung thu 2024.
TPO - Sau làng cổ Đường Lâm - Hà Nội, làng cổ Phước Tích ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là ngôi làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng di tích quốc gia. Tại đây không gian làng quê đậm chất Bắc Trung Bộ vẫn còn được lưu giữ các giá trị truyền thống một cách nguyên vẹn.
TPO - Theo ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trước đây, Quảng Ninh đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ để di dời các nhà bè trên Vịnh Hạ Long ra khỏi vùng lõi để xây dựng khu tái định cư.
TP - Xí nghiệp chăn nuôi Gia cầm thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) là đơn vị được giao nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen Gà Mía thuần giống gốc và nhân giống để cung cấp cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, tươi ngon cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.
TPO - Càng gần Tết Nguyên đán, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) càng thêm tấp nập khi trở thành địa điểm chụp ảnh áo dài hấp dẫn với các bạn trẻ.
TPO - Hàng trăm du khách quốc tế, khách Việt đổ về Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) trải nghiệm Tết làng Việt 2024. Không khí Tết Nguyên đán tràn ngập từ cổng làng rêu phong cho tới các không gian sáng tạo, di tích đình làng.
TPO - Với niềm đam mê bất tận, và khả năng học hỏi nắm bắt xu hướng thị trường nhanh nhạy, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây) đã tạo ra những sản phẩm độc đáo và có giá trị kinh tế cao, rất khác biệt so với các sản phẩm sơn mài trên thị trường. Để chào đón năm Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng.
TPO - Không khí Noel và Tết Dương lịch 2024 đã tràn ngập khắp các phố phường. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm check-in cho mùa lễ hội năm nay thì không thể bỏ qua các địa điểm đặc biệt này tại Thủ đô.
TP - Ở các ngôi làng cổ ấy, có những thứ đã mất đi mãi mãi, có những thứ đang mai một từng ngày. Nhưng vẫn còn đó những người dân làng vẫn đang làm hết sức mình để gìn giữ những giá trị văn hóa còn sót lại. Họ chính là linh hồn của ngôi làng…
TPO - Văn Miếu, chùa Hương là điểm đến hot nhất với du khách tới Hà Nội. Trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 từ 21/1 - 26/1 (tức 30/12/2022 - 5/1/2023 âm lịch), hơn 330 nghìn lượt khách du lịch đến Hà Nội.
TPO - Hòa mình vào sự phát triển của cuộc sống đương đại, phong tục Tết ở một số nơi ít nhiều đã có sự thay đổi. Thế nhưng, tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), những nét đẹp ngày Tết truyền thống vẫn được duy trì và giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay, thu hút nhiều người trẻ đến trải nghiệm.
TPO - Thành phố chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại làng cổ Đường Lâm, làng nghề Hồng Vân, mô hình du lịch trang trại nông nghiệp tại huyện Đan Phượng, du lịch trang trại Vạn An tại xã Yên Mỹ, làng nghề dệt huyện Mỹ Đức, mô hình du lịch trang trại hữu cơ Hoa Viên, huyện Thạch Thất...
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.
TPO - Cách trung tâm TP Hà Nội 44km, thuộc địa phận huyện Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm từ lâu nổi tiếng với những bức tường đá ong bao quanh các ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm. Tìm về đây, nhiều người như lạc vào không gian của những năm tháng xưa cũ.
TPO - Chiều 8/11, chiếc giếng cổ tại làng Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã được tẩy hết phần màu phủ lên bề mặt. Thế nhưng vẻ cổ kính nhuộm màu rêu phong của chiếc giếng cổ thì chẳng thể một sớm, một chiều trở lại.
Mâu thuẫn giữa bảo tồn và nhu cầu cuộc sống người dân tại di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) chưa bao giờ vơi, bởi đây là di tích 'sống' với gần 1.500 hộ dân và hơn 6.000 nhân khẩu đang hàng ngày sinh sống, tạo ra sức ép lớn đối với di sản.
Làng cổ Đường Lâm, cái tên cũng không mấy xa lạ với các bạn trẻ ở Hà Nội, nơi những đôi bạn trẻ thường tìm đến chụp ảnh cưới. Thế nhưng nếu để bảo quay trở lại tham quan thì câu trả lời hầu hết đều là KHÔNG. 10 năm được công nhận là làng cổ cấp Quốc Gia, điều gì làm cho Đường Lâm ì ạch trên con đường phát triển như vậy?
TP - Sau hàng chục năm được công nhận danh hiệu làng cổ cấp quốc gia, nhiều người dân hồ hởi hy vọng về một sự đổi đời, khởi sắc của du lịch. Thế nhưng đến nay mới có 17 trên tổng số 956 ngôi nhà được trùng tu, sửa chữa và vô số những bất cập xung quanh câu chuyện trùng tu làng cổ Đường Lâm.
TPO - Hà Nội sẽ phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) và Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây) trở thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.