TPO - Nhằm gìn giữ, phát huy và quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa tới nhân dân và khách du lịch, các cấp cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các đội hình tuyên truyền, giới thiệu những di tích, công trình trọng điểm của tỉnh.
TPO - Anh Thái Quang Êban - Phó Bí thư Đoàn xã Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, múa xoang miễn phí cho thanh thiếu niên trên địa bàn xã. Qua lớp học, anh muốn lan tỏa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Êđê.
TPO - Ngày 20/6, tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, T.Ư Đoàn tổ chức thăm và động viên các đội hình thanh niên tình nguyện trong chiến dịch Hè 2024. Đây là một trong những hoạt động gặp gỡ các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và thanh thiếu nhi.
TPO - Tại lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 ở Đắk Lắk, Trung ương Đoàn trao tặng 10 bộ chiêng Kram và dự án sinh kế. Ngoài ra, Trung ương Đoàn cùng địa phương triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.
TPO - Các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều chương trình thiết thực trong Tháng Thanh niên, tạo môi trường để đoàn viên tham gia các hoạt động, phong trào của Đoàn. Từ đó khơi gợi tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm của đoàn viên góp phần xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh.
TPO - Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là lễ hội xuống đồng, là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở huyện Than Uyên, Lai Châu. Lễ hội nhằm cầu cho một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.
TPO - Nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, bổ ích được tỉnh Đắk Lắk tổ chức, giúp học sinh dân tộc thiểu số có cơ hội giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống.
TPO - Chủ nhật hàng tuần, tại một buôn trên địa bàn huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, người dân lại được đắm chìm trong thanh âm nhạc cụ dân tộc. Màn biểu diễn đó được thể hiện bởi một nhóm học sinh người đồng bào dân tộc Êđê.
TPO - Đoàn công tác Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng đoàn các tỉnh cụm Tây Nguyên vừa bàn giao công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”, trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn cho xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk.
TPO - Hơn 10 năm lặn lội, sưu tầm, thiếu tá công an đang công tác tại một huyện vùng sâu tỉnh Đắk Nông đã sở hữu hơn 1.000 hiện vật mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
TP - Nghệ nhân ưu tú K’Bes được ví như thanh âm rền vang giữa núi rừng. Ông có thể chơi được nhiều nhạc cụ, không chỉ của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, dạy cồng chiêng cho hàng trăm người. Đặc biệt ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi biết chỉnh chiêng.
TPO - Ngoài các chương trình triển khai theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện, Liên đội Trường PTDT Nội Trú THCS huyện Lắk thành lập một câu lạc bộ đội chiêng trẻ. Hằng năm phối kết hợp với nhà văn hoá huyện truyền dạy các lớp cồng chiêng cho các em.
TPO - Tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển”, nhiều tác phẩm thể hiện nét đẹp đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
TPO - Ngày thơ Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk năm 2023 có sự hòa quyện giữa trình diễn thơ, âm nhạc, hội họa, giữa văn hóa các dân tộc Tây Nguyên cùng hoạt động văn học nghệ thuật, bằng nhiều cách thức, mọi cung bậc tình cảm để lan tỏa thơ ca đến với mọi người.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TPO - Trong khuôn khổ tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam" năm 2022, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) chiều 19/1, đồng bào người Êđê tổ chức tái hiện Lễ nhận con nuôi theo phong tục.
TP - Gắn kết du lịch với bản sắc văn hóa và lan tỏa bản sắc đó tới khách du lịch, là điểm nhấn của tỉnh Đắk Lắk với ngành công nghiệp không khói này. Những điểm đến du lịch khai thác, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, thu hút du khách đến trải nghiệm giá trị đích thực, nguyên bản tại chính nơi sản sinh ra chúng.
TP - Hơn nửa thế kỷ qua, giữa thủ phủ cà phê nhộn nhịp, nghệ nhân Y Mip Ayun vẫn trầm lắng mải mê thổi vào nhạc cụ dân tộc bằng tình yêu, lòng đam mê. Ông đã cống hiến cả tuổi trẻ, góp công đầu đưa âm hưởng, linh hồn của âm nhạc Tây Nguyên đến với bạn bè quốc tế. Mỗi ngày, bắt đầu từ những việc nhỏ, ông bền bỉ nhen nhóm ngọn lửa đam mê của mình cho thế hệ trẻ.
TP - Đối với người K’Ho, trâu là linh vật để cúng tế, tài sản có giá trị lớn nhằm phân biệt người sang kẻ khó, nhưng Krajan Plin đã gọi thương lái đến bán sạch đàn trâu cả chục con (mà cha mẹ cho làm của hồi môn khi về nhà vợ) và vay mượn thêm tiền để mua đàn, kèn, cồng chiêng biểu diễn.
TP - Đinh ninh rằng già làng phải là những cụ lớn tuổi, đạo mạo nên khi gặp Krajan Plin, tôi không khỏi sửng sốt bởi sự phong trần, cuốn hút của ông. Lái ô tô và phóng mô tô vù vù, lướt web ào ào; sáng tác nhiều ca khúc hay; chơi thành thạo các nhạc cụ K’Ho. Đặc biệt, ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi có thể tạc tượng nhà mồ và dạy tiếng cho chiêng.