TPO - Lễ cúng no đủ là một nghi lễ quan trọng đối với người Ê Đê sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo truyền thống của người Ê Đê, nghi lễ này thường được tổ chức tại một khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần cây cổ thụ có nhiều tổ ong.
TP - Chụp, chia sẻ trạng thái trực tiếp tới số lượng bạn bè giới hạn mà không được qua chỉnh sửa là cách mà ứng dụng Locket - mạng xã hội đang thu hút giới trẻ sử dụng thời gian gần đây.
TPO - Lễ cầu mưa là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ê Đê được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Lễ này được bà con tổ chức vào giai đoạn cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, buôn làng ấm no.
TPO - Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là lễ hội xuống đồng, là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở huyện Than Uyên, Lai Châu. Lễ hội nhằm cầu cho một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.
Ngay từ 6 giờ sáng, khu chợ “nhà giàu” Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tấp nập hoạt động mua - bán. Mặt hàng bán chạy nhất là gà, xôi để bày mâm cúng ông Công, ông Táo sớm.
TPO - Rạng sáng 31/1 (tức 21 tháng Chạp), chợ cá Yên Sở ngập sắc đỏ trước ngày tiễn ông Táo về trời. Cá chép năm nay có mẫu mã đẹp, giá từ 60.000 đến 90.000đ/kg.
TPO - Cận kề năm mới, bà con đồng bào dân tộc thiểu số buôn Kdoh (xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) hội tụ về không gian linh thiêng của buôn để hoà vào niềm vui có nhà cộng đồng mới, trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
TPO - Trước khi lên rẫy gặt lúa mới đưa về nhà, các hộ gia đình sẽ sửa soạn lễ vật, mời thầy mo về cúng bày tỏ lòng biết ơn thần linh, trời đất đã cai quản, giúp họ bảo vệ mùa màng.
TPO - Nhiều hoa, á hậu lần đầu giỗ Tổ sân khấu 12/8 Âm lịch. Nhiều nghệ sĩ khác đăng ảnh dâng hương tưởng nhớ Tổ nghiệp sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật.
TPO - Khoảnh khắc cha con Hoài Lâm - Hoài Linh chung khung hình trong ngày giỗ Tổ sân khấu (12/8 Âm lịch) được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Trước đó, có thông tin cho rằng Hoài Lâm bị cha nuôi không nhìn mặt.
TPO - Nhiều sân khấu lớn tại TPHCM tổ chức sự kiện giỗ Tổ ngành sân khấu, diễn ra vào khoảng 25-26/9 (tức 11/12-8 Âm lịch). Đây là dịp để người hoạt động nghệ thuật tưởng nhớ Tổ nghề, thế hệ nghệ sĩ đi trước duy trì bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống.
TPO - Phố cá lóc nướng Tân Kỳ - Tân Quý (quận Tân Phú, TPHCM) nhộn nhịp ngay từ sáng sớm nay (31/1, mùng 10 tháng Giêng - ngày vía Thần tài) để nướng cá phục vụ khách. Trong ngày này, người bán chuẩn bị hàng tấn cá lóc nướng, huy động cả gia đình cùng tham gia.
TPO - Hằng năm cứ đến Tết ông Công ông Táo là chợ cá Yên Sở (Hà Nội) lại tấp nập, nhộn nhịp các tiểu thương và người dân tìm tới mua cá chép đỏ. Những ngày này chợ cá đang rực sắc đỏ của hàng trăm ngàn con cá chép sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô trước ngày 23 tháng Chạp.
TPO - Duy và Loan thêu dệt, tự dựng chuyện để lấy 2,5 tỷ đồng của chị N. bằng việc thực hiện các nghi thức cúng như: “lên đèn”, “mạng đổi mạng”, “cúng âm binh”…
TP - Giao thông thuận lợi, đời sống kinh tế - xã hội phát triển đã khiến tập tục của người miền núi thay đổi theo, trong đó có tục gọi vía. Thời gian gần đây, tục gọi vía còn gọi là cúng vía được khai thác cho mục đích du lịch cộng đồng.
TP - Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, lễ cúng đó của người Thái gọi là Khàu Búa Sa.
TPO - Chợ truyền thống ở Thủ đô Hà Nội hôm nay tấp nập hơn hẳn ngày thường, khi người dân đổ ra đi mua sắm từ sớm để ăn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là Tết nửa năm tết diệt sâu bọ
TPO - Tiểu thương chuẩn bị khoảng 5.000 con cá lóc, huy động hàng chục thành viên trong gia đình và hàng xóm nướng cá để bán cho người dân về cúng vía Thần Tài theo phong tục.
TPO - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lai Châu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam thầy mo Triệu Vạn Phúc ở huyện Tam Đường (Lai Châu) về tội “ Giết người và Cướp tài sản” .
TPO - Những ngày không quên tập 7 phát sóng 21h tối 14/4 trên VTV1. Thư lo lắng vì Vũ mắc kẹt ở châu Âu, nhân tiện dạy Huệ bí kíp giữ chồng. Ông Đẩu thầy bói lo lắng lập đàn cúng đuổi COVID.
TPO - Lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ cũng là ngày rằm tháng Bảy được xem là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Dịp này, gia đình nào cũng mua đồ cúng lễ khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, đặc biệt là trái cây, hoa tươi, rau củ quả…
TPO - Sáng 27/8, hàng trăm người, đa số là xe ôm, người bán vé số, công nhân... tụ tập từ rất sớm trước khu vực tòa nhà số 35 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM để chờ giật đồ cúng cô hồn và tranh cướp tiền từ cơn “mưa tiền” được gia chủ tòa nhà này rải từ trên cao xuống.
Sau khi hết 3 ngày Tết, các gia đình lại tất bật sửa soạn cho ngày hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ ngày này cũng được các gia đình đặc biệt chú trọng.
TPO - Một số quan điểm cho rằng gia chủ có thể cúng thêm 2 cây mía ngoài lễ mặn để ông bà tổ tiên chống đi cho đỡ mỏi, hoặc dùng để gánh các đồ cúng về trời.
Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Ngày Thần Tài - ngày mùng 10 Tết, mọi nhà, công ty, cửa hàng.... có thờ Thần Tài đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài. Vậy cúng ngày Thần Tài thế nào cho đúng?
TPO - Đằng này tin ngay lời thầy bói, cho rằng chồng mình từ kiếp trước kết duyên với một người phụ nữ và giờ bị “ma nữ” giữ để không có con, nên đã dọn về nhà mẹ đẻ sinh sống, “cắt đứt” mọi quan hệ quan hệ với chồng tới 3 tháng.
Trong khi chúng tôi đang trao đổi với lãnh đạo xã về phương án giải quyết tình trạng mê tín dị đoan, thì các bà sãi chùa Tân Ninh cùng nhân dân đang tích cực vác gỗ chuẩn bị dựng đền miếu để cúng bái “rắn thần”.