Gọi vía ở du lịch cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
TP - Giao thông thuận lợi, đời sống kinh tế - xã hội phát triển đã khiến tập tục của người miền núi thay đổi theo, trong đó có tục gọi vía. Thời gian gần đây, tục gọi vía còn gọi là cúng vía được khai thác cho mục đích du lịch cộng đồng.

Những năm gần đây du lịch miền núi ở Nghệ An như hoa nở rộ. Hầu như huyện nào cũng có một vài điểm du lịch gắn liền với các thắng cảnh là thác nước, khe suối, rừng cây, hang động… Nhiều bản làng người Thái, cộng đồng người Mông ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn đã có dịch vụ homestay.

Gọi vía ở du lịch cộng đồng ảnh 1

Lễ cúng vía của Đoàn thanh niên xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) tại Tết Độc lập năm 2022

Homestay ở bản thường là nhà sàn truyền thống. Khách đến được trải nghiệm không gian sống của người vùng cao. Các homestay nhà sàn còn phục vụ các món ăn nấu theo kiểu bản địa xen lẫn những món phổ thông và còn có cả dịch vụ cúng gọi vía để du khách có trải nghiệm về tập tục phổ biến nhất trong văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái. Tục gọi vía xuất phát từ quan niệm về linh hồn của cộng đồng người Thái. Ở Nghệ An, người Mông và Khơ Mú cũng có tục này. Quan niệm cho rằng, ta sinh ra khỏe mạnh là nhờ có linh hồn từ cõi then (trời) về đầu thai.

Theo các bậc cao niên, quan niệm tín ngưỡng còn cho là linh hồn cũng như thể xác, cũng lúc khỏe, lúc yếu, lúc vui buồn, hờn giận. Khi nhỏ dại cũng dễ bị dụ dỗ bởi những thứ không tốt, cũng dễ bị lạc đường về khi lên nương rẫy, vào rừng.. Vía lạc phải gọi về. Vía giận phải dỗ dành. Vía có khỏe thì người mới không bị bệnh tật, gặp may mắn trong cuộc sống. Quan niệm vía khỏe thì người mới khỏe mạnh, bình an là phổ thông nhất. Đó là nguyên do của tục gọi vía khi khách quý đến nhà, người thân ở xa lâu ngày về thăm, người có ân nghĩa với gia đình, dòng họ... Lễ này có ý nghĩa thể hiện niềm trân quý với khách và cầu an cho người được làm lễ.

Du khách muốn trải nghiệm phải bỏ tiền mua gà và thuê thầy cúng hoặc người biết các bài cúng vía mới có thể đảm nhận. Người cúng vía thường giới thiệu qua về tục lệ cho khách và bắt đầu bài cúng bằng tiếng Thái. Cúng xong lại giới thiệu bằng tiếng Việt cho du khách. Bài cúng thuộc loại cầu an này thường khá đơn giản. Thầy cúng gọi vía của khách, chủ về bên mâm cơm có xôi, gà, rượu và những sợi chỉ. Mời vía ăn cơm rồi thì phải phù hộ cho người khỏe mạnh. Cúng xong, người dự lễ cho mỗi người chứng kiến một ít xôi, thịt gà gọi là ăn cơm cúng vía. Sau cùng, mỗi người đều được buộc một sợi chỉ vào cổ tay để giữ vía.

Tục gọi vía ngày nay đã có một số thay đổi. Tục lệ này vốn chỉ được làm trong không gian gia đình, dòng họ, có phần riêng tư. Tuy nhiên khi được khai thác với mục đích du lịch người ta chỉ áp dụng một trong những ý nghĩa quan trọng là cầu an. Vì thế du khách không có được cái nhìn đầy đủ nhất khi trải nghiệm lễ cúng vía.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.