TPO - Theo Bộ Công Thương, các dự án điện gió ngoài khơi được kiến nghị đưa vào quy hoạch mới dừng ở mức khảo sát sơ bộ và đề xuất đầu tư, chưa có cam kết thực hiện. Hiện tại, các địa phương đã đề xuất phát triển 61 dự án điện gió ngoài khơi với 122.310 MW tại các vùng biển.
TPO - Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phát triển đa dạng các loại hình nguồn điện, đảm bảo nguồn điện nền chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu, đặc biệt không điều chỉnh lùi tiến độ các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi như trong dự thảo đề xuất.
TPO - Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương đề xuất tăng mạnh điện mặt trời khi điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Theo chuyên gia, việc tăng mạnh điện mặt trời trong thời gian ngắn khi hệ thống truyền tải chưa kịp đáp ứng là một thách thức rất lớn. Việc phát triển các nguồn điện lần này, nếu không có giải pháp đột phá rất dễ dẫn tới quy hoạch “treo”.
TPO - Theo các doanh nghiệp điện gió ngoài khơi, với quy định của dự thảo, sau khi trúng thầu doanh nghiệp phải tiếp tục đàm phán giá điện với bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), điều này tạo thêm rủi ro cho các dự án trị giá hàng tỷ USD.
TPO - Bộ Công Thương đề xuất dự án điện gió ngoài khơi sẽ được miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng và giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong vòng 12 năm kể từ khi đưa vào vận hành. Đáng chú ý, trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dự án phải có doanh nghiệp Việt tham gia, với vốn góp của doanh nghiệp ngoại không vượt quá 65%.
TPO - Ngày 22/10, lãnh đạo tỉnh Bình Định có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn PNE (CHLB Đức) về một số vấn đề liên quan đến dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Định.
TPO - Theo ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, vấn đề khó khăn lớn nhất của Bình Định hiện nay là chưa thu hút được dự án công nghiệp quy mô lớn. Chưa tìm được doanh nghiệp mang tính “đầu đàn” để tạo cú hích tăng trưởng cho tỉnh.
TPO - Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư. Theo đề xuất của Bộ Công Thương, có 3 phương án chọn nhà đầu tư làm điện gió ngoài khơi, trong đó ưu tiên các tập đoàn kinh tế Nhà nước làm thí điểm trong giai đoạn đầu.
TPO - Nhấn mạnh thông điệp 3 cùng “cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng làm, cùng hưởng; cùng chiến thắng, phát triển”, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để đóng góp cho sự phát triển của 2 nước, mang lại đời sống tốt đẹp của người dân 2 nước.
TPO - Tập đoàn Wartsila đang cùng với đối tác Việt Nam nghiên cứu triển khai dự án điện linh hoạt đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng LNG và tương lai chuyển đổi sang Hydro.
TP - Ngày 25/12, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi trong bối cảnh nhiều dự án gặp khó khăn về quy định triển khai.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý với lãnh đạo các tập đoàn sản xuất năng lượng tái tạo lớn trên thế giới rằng, giá điện phải hài hòa cho cả 2 phía và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.
TPO - Đại sứ quán Đan Mạch vừa có buổi làm việc lần thứ 3 với TP Hải Phòng về việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi có tổng công suất 3.900MW, với tổng mức đầu tư khoảng 13,6 tỷ USD.
Ngày 20/1, Tập đoàn Orsted và Tập đoàn T&T Group đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và hơn 40 tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu về cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp ĐGNK.